Luận văn tốt nghiệp - Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn tốt nghiệp - Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã quảng phước, huyện quảng điền, tỉnh thừa thiên huế

    Trong công cuộc cải cách kinh tế nông nghiệp nông thôn những năm trước đây, Đảng và Nhà nước ta đã có hàng loạt những chính sách mới về đất đai nhằm thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, giải quyết vấn đề lương thực của cả nước, trong đó điển hình là Luật Đất đai năm 1993 và Nghị định 64/CP của Chính phủ về giao đất nông nghiệp, cấp giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài, đã tạo điều kiện và động lực mới thúc đẩy sự phát triển sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, sau quá trình phân chia ruộng đất cho hộ nông dân đã phát sinh một số hạn chế, điển hình là tình trạng manh mún ruộng đất. Để khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất như đã nói trên, thì việc dồn đổi ruộng đất từ nhiều ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, liền khu, liền khoảnh là việc làm hết sức cần thiết. Huyện Quảng Điền là một địa bàn có công tác “dồn điền đổi thửa” hoàn thành gần như là sớm nhất tỉnh Thừa Thiên Huế. Trong toàn huyện đã có 11/11 xã, thị trấn tham gia thực hiện công tác dồn điền đổi thửa. Vì vậy để hiểu rõ hơn về tác động của việc dồn điền đổi thửa đến sản xuất nông nghiệp trong toàn huyện nói chung và trong địa bàn xã Quảng Phước nói riêng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đến phát triển kinh tế hộ nông dân tại xã Quảng Phước, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm khóa luận tốt nghiệp của mình. * Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá hiệu quả kinh tế của công tác “dồn điền, đổi thửa” trên địa bàn xã Quảng Phước. So sánh kết quả và hiệu quả kinh tế trước và sau khi thực hiện công tác “dồn điền, đổi thửa” tại địa phương nghiên cứu. - Đánh giá tác động của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp đến sản xuất nông nghiệp và quyết định sản xuất của hộ. * Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu - Số liệu được thu thập thông qua phỏng vấn 80 hộ bằng phiếu điều tra tiến hành trên 3 thôn Thủ Lễ 2, Thủ Lễ 3 và Khuông Phò. - Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu từ: Báo cáo tổng kết về "dồn điền, đổi thửa" của huyện Quảng Điền, xã Quảng Phước, niêm giám thống kê của xã 2008 – Đại học Kinh

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪