Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn tốt nghiệp - Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội chi nhánh nghệ an

    Với quá trình hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng như hiện nay, nền kinh tế của Việt Nam cũng bị tác động mạnh mẽ bởi các vấn đề liên quan đến tầm vĩ mô, rủi ro và khó khăn ngày càng phức tạp và khó lường. Không là ngoại lệ, ngành Ngân hàng cần phải chủ động trong công tác quản lý rủi ro nhằm hạn chế bị động trước những áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt. Tìm hiểu thực trạng quản lý rủi ro tín dụng ở các ngân hàng thương mại Việt Nam để từ đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý rủi ro đang là vấn đề cần thiết trong thời kỳ tăng trưởng tín dụng kém như hiện nay. Đầu tiên, dựa trên các lý thuyết về tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, đề tài nghiên cứu đã làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý rủi ro như nhận dạng rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, biện pháp quản lý và kiểm soát giảm thiểu rủi ro tín dụng. Tiếp đến, đề tài đi sâu vào phân tích tình hình quản lý rủi ro và chất lượng quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội Chi nhánh Nghệ An dựa theo các nhân tố đã nêu ở phía trên. Sau đó, đánh giá kết quả công tác quản lý rủi ro qua các chỉ số tài chính như tỷ trọng các nhóm nợ, tỷ trọng nợ xấu và nợ quá hạn; tốc độ tăng trưởng tín dụng, dư nợ tín dụng/tổng tài sản, khả năng bù đắp rủi ro, tỷ trọng dư nợ phân theo thành phần kinh tế, ngành nghề kinh tế và dư nợ cho vay 20 khách hàng lớn nhất. Từ đó, kết luận những kết quả và những hạn chế mà SHB Nghệ An gặp phải với cái nhìn toàn diện, khách quan và trung thực nhất. Sau đó, từ thực tiễn đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tại SHB Nghệ An cùng với quá trình trao đổi với các càn bộ ở Chi nhánh, đề tài mạnh dạn đề xuất một số giải pháp như hoàn thiện chức năng phòng quản lý rủi ro; nâng cao chất lượng công tác thẩm định tín dụng; hoàn thiện các công cụ, biện pháp kỹ thuật kiểm soát rủi ro tín dụng... Cuối cùng là những kết luận về khóa luận, những kết quả cũng như hạn chế mà đề tài đã thực hiện được và chưa hoàn thiện tốt vì những lý do chủ quan lẫn lý do khách quan. Và nêu rõ hướng phát triển tiếp theo của khóa luận.

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU