Luận văn tốt nghiệp - Thực trạng và các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ động vật tại vườn quốc gia pù mát, nghệ an

  1. Tác giả: LTTK CTV26
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Luận văn tốt nghiệp - Thực trạng và các giải pháp bảo vệ đa dạng sinh học hệ động vật tại Vườn Quốc Gia Pù Mát - Nghệ An

    VQG Pù Mát được đánh giá là một trong những khu rừng đặc dụng có giá trị đa dạng sinh học cao của vùng Bắc Trung Bộ cũng như của Việt Nam, với diện tích rừng tự nhiên rộng lớn và được xem là một kho tàng về các nguồn gen hoang dã, quý hiếm. Nơi đây sẽ trở thành mục tiêu khai thác, tàn phá của các đối tượng lâm tặc và cả những người dân sống trong, ngoài vùng. Vì vậy, để hiểu rõ hơn đặc điểm sinh học, thực trạng các loài động vật và nhằm phát triển bền vững ĐDSH tại đây, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Thực trạng và các giải pháp bảo vệ Đa dạng sinh học hệ động vật tại Vườn quốc gia Pù Mát, Nghệ An”. Đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp thu thập, kế thừa số liệu thứ cấp để phân tích, tìm hiểu thực trạng đa dạng hệ động vật của VQG Pù Mát. Kết quả cho thấy VQG Pù Mát là một trong những nơi có tính đa dạng cao, với hệ động vật lên tới 1.157 loài , trong đó, có 132 loài thú, thuộc 11 bộ và 30 họ; 361 loài chim thuộc 49 họ và 14 bộ; 88 loài bò sát và lưỡng cư. Về côn trùng, đã xác định được 1084 loài thuộc 64 họ, 7 bộ (Trong đó: Bướm ngày đã thống kê được 365 loài, thuộc 11 họ, 1 bộ, Bướm đêm đã thống kê được 94 loài, thuộc 2 họ, 1 bộ; Kiến: Bước đầu đã xác định được 78 loài thuộc 40 chi, 9 phân họ Kiến có mặt tại VQG Pù Mát). Cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào lượng giá được hết các ý nghĩa và giá trị cụ thể của động vật hoang dã trong hệ sinh thái. Nhưng con người ý thức được rằng động vật nói chung và ĐVHD nói riêng là tài sản vô giá của nhân loại cần được bảo vệ, chăm sóc để phát triển. Trong thời gian qua, diện tích rừng tự nhiên của Vườn bị giảm sút kéo theo sự suy giảm đa dạng sinh học hệ động vật. Các hệ sinh thái hiện nay cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức chủ yếu từ các hoạt động kinh tế xã hội của con người và những biến động của sự thay đổi khí hậu trái đất. Vì vậy, cần có các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng chặt chẽ hơn, phát huy hơn nữa vai trò của các cán bộ và lực lượng kiểm lâm để Vườn có thể thực hiện tốt các mục tiêu quốc gia trong bảo tồn và phát triển bền vững ĐDSH.

    [​IMG]

    ✪ ✪ ✪ ✪ ✪



    Link tải tài liệu:

    LINK TẢI TÀI LIỆU