Miêu tả hình ảnh dòng sông quê em

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Miêu tả hình ảnh dòng sông quê em


    16.jpg

    Dàn bài
    • Mở bài:
    Giới thiệu khái quát: dòng sông chảy qua cánh đồng.
    • Thân bài:
    a/ Tả quang cảnh dòng sông:
    Dòng sông nhỏ tách ra từ một con sông lớn.
    Nước sông bôn mùa thay dổi nhưng luôn luôn đậm phù sa bồi bổ cho đồng lúa.
    Dòng sông êm ả, hiền hòa.
    b/ Tả sinh hoạt trên dòng sông
    Bến đò ngang:
    + Cây cổ thụ nơi bến đò.
    + Những chuyến đò: màu sắc, âm thanh khi đông khách.
    + Người chèo đò: cụ già khỏe mạnh, tận tụy với công việc.
    Buổi chiều:
    + Trẻ con đến tắm, bơi lội, chơi đùa.
    + Người lớn đến giặt giũ, chuyện trò.
    • Kết bài:
    Dòng sông gắn liền với hình ảnh làng quê. Nghĩ về dòng sông tương lai.

    Bài làm:
    • Mở bài:
    Con sông quê tôi chảy qua giữa hai cánh đồng làng. Đây chỉ là một dòng sông nhỏ, tách ra từ con sông lớn. Quanh năm bốn mùa, màu nước sông có thể khác nhau, nhưng bao giờ cũng đậm chất phù sa. Đó chính là màu của sự phì nhiêu màu mỡ mà dòng sông đã đem đến cho những cánh đồng.
    • Thân bài:
    Không biết dòng sông đã từng sùng sục chảy siết ở tận nơi đâu, chứ khi đi qua làng tôi, nó trôi êm ả lạ lùng. Ngoặt qua ngọn đồi ở đầu làng, con sông từ từ tiến vào giữa đồng bằng. Dường như còn luyến lưu rừng núi cho nên nó không chịu chảy thẳng mà cứ ngoằn ngoèo, chùng chình qua miền chau thổ. Nhiều đoạn dòng sâu tư lự cứ tưởng chừng như là không chảy nữa.
    Nếu không có những làn sóng lăn tăn, vào những buổi chiều hè, ta có thế nghĩ đó là một tấm gương lớn tráng bạc cho những đám mây soi bóng. Nhưng chính những làn sóng nhỏ ấy đã tạo cho dòng sông một nét đẹp, chúng tạo ra ánh lấp lánh không ngừng dưới ánh nắng chiều.
    Dòng sông mang đến cho miền châu thổ biết bao phù sa, bồi đắp nguồn sống cho ruộng đồng thêm trù phú, tốt tươi. Hai bên bờ sông hàng tre xanh ri quanh năm rì rào trong gió. Vào mùa hạ nắng gắt, dòng nước rút dần để lọ ra hai bờ cát trắng xóa. Ấy thế mà khi mùa mưa đến, dòng nước ngập tràn mênh mang tràn ngập lên cả cánh đồng. Vào đàu mùa mưa trong dòng sông thật dữ dội. Dòng nước cuồn cuộn dục ngàu mang theo không biết bao nhiêu cành khô củi mục từ thượng nguồn trôi về.
    Người làng tôi đi qua sông bằng đò ngang, bến đò ở chỗ cuối con đường rộng. Ở đó, dưới bóng mát của một cây dừa cổ thụ, người chèo đò thường che mặt trong bóng chiếc nón lá, nằm nghỉ khi vắng khách. Đó cũng là chỗ cho khách qua đò ngồi lại khi chưa gặp chuyến đò sang. Đò thường đỏng khách vào lúc sáng sớm và buổi chiều.
    Những lúc ấy, con đò phải qua qua lại lại liên tục, chuyến nào cũng đầy người, chen chúc đủ màu áo, nhất là màu áo rực rỡ của các cô gái làng, màu áo trắng và khăn quàng đỏ cùa học sinh đi học. Dòng sông râm ran tiếng cười, tiếng chuyện trò, trải rộng khắp bốn bề.
    Người chèo đò là một ông cụ đã ngót sáu mươi nhưng trông còn cường tráng và nhanh nhẹn. Cụ đẩy mạnh mái chèo, tạo nên những xoáy nước tròn sâu, đấy con đò về phía trước, làm những ngọn sóng bị cắt ngang, tóe ra những tia bụi nước.
    Để tiện đưa khách sang sông, cụ đóng ngay một căn lều ở cạnh bờ sông và ở đó suốt cả ngày đêm. Cụ là người chèo đò có trách nhiệm, coi nghề chớ đò không chỉ là nghề kiếm sống mà còn là công việc giúp đời. Thế nên khi ai có việc cần kíp, dẫu lúc đêm khuya, gà gáy, cụ cũng vui vẻ chèo chống mà không đòi hỏi gì.
    Buổi chiều về trên bến sông thật vui. Ấy chính là lúc trẻ con trong làng tụ họp. Chúng bơi lội, reo hò, bày các trò chơi, làm ầm vang cả một quãng sông. Đối với những nhà gần bờ sông thì đây là nơi giặt giũ. Các chị, các bà vừa làm vừa trò chuyện về việc nhà cửa, đồng áng.
    • Kết bài:
    Mỗi khi có việc đi xa làng, nghĩ đến làng là tôi nghĩ đến dòng sông, cứ như nó chính là cái tạo nên làng tôi vậy. Mai sau, hẳn làng tôi sẽ đổi khác; dòng sông, bến đò sẽ khác. Nhưng làm sao tôi quên được cái không khí êm đềm, thú vị trên dòng sông hôm nay?