Miêu tả một cảnh đẹp nơi làng quê mà em yêu thích

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Miêu tả một cảnh đẹp nơi làng quê mà em yêu thích


    12.jpg
    • Mở bài:
    Xác định và giới thiệu chung về cảnh đẹp: ao sen.
    • Thân bài:
    Nguồn gốc ao sen: Ao sen giữa vùng cát trắng. Công việc của bao người tạo nên.
    Quang cảnh ao sen: Những đóa sen trên mặt nước: sự hài hòa của lá sen, hoa sen, nhị sen. Các lớp hoa sen kế tục nhau: hoa đã nở, hoa mới hé, hoa còn đang nụ.
    Vai trò của ao sen đối với làng em: Quanh ao phảng phất hương thơm đặc biệt của hoa sen. Gió đưa hương khắp làng, làm dịu bớt cái nắng, mọi người đểu thấy dễ chịu. Tự mình ngắm một bông sen vừa hái.
    • Kết bài:
    Cảm nghĩ về ao sen trong làng: hoa sen rất đẹp, lại là công sức của bao người.

    BÀI LÀM

    Đầu làng tôi có một hồ sen nhỏ. Người ta gọi nó là hồ Bạch. Trong hồ chỉ trồng riêng một loài sen trắng. Điều kì lạ là hoa sen nở quanh năm. Lúc nào trên mặt hồ người ta cũng thấy một vài đóa hoa trắng khoe sắc. Ai đi qua cũng trầm trồ khen ngợi cái hồ thật đẹp, quả là cảnh hữu tình.
    • Thân bài:
    Cụ Lâm, người già nhất trong làng thường kể, xưa có người đàn bà thấy cái hồ nhỏ cáu bẩn, quanh năm rêu bèo chiếm phủ, bà đã mang về một cây sen trắng và cắm sâu vào hồ. Sau sáu tháng mà vẫn chưa thấy sen lên, tưởng là sen đã chết, bà vô cùng buồn bã. Đâu ngờ, một ngày nọ, một lá sen to vươn lên khỏi mặt nước. Tiếp đó hàng chục lá khác cũng tỏa lan ra. Từ đó, cây sen lớn dần, lớn dần và lan phủ khắp mặt hồ. Rêu bèo cáu bẩn từ đó cũng không còn đâu nữa. Cái tên hồ bạch cũng có từ đó.
    Mùa hè là mùa của loài sen. Lúc ấy, nước hồ Bạch vẫn còn đầy. Lá sen xanh phủ khắp mặt hồ, mỗi lá một kiểu dáng. Có chiếc bồng bềnh nằm ngang như phơi mình thảnh thơi trên mặt nước. Co chiếc nhô cao đầu cuống lá dài rồi cụp xuống như làm duyên. Có chiếc e ấp chỉ mới xòe ra một nửa, còn một nửa giấu kín trong vòi lá.
    Giữa những chiếc lá xanh là những cành hoa trắng. Mỗi cành hoa cong cong nâng một búp hoa trắng muốt. Những lớp cánh hoa càng vào bên trong càng trắng, nâng niu vây bọc những tua nhị màu vàng. Có đóa hoa đã nở xòe hết cánh rực rỡ dưới ánh trời. Có đóa hoa mới hé trắng giữa đài hoa còn xanh. một giọt sương non còn đọng ở giữa khe. Có đóa hoa chỉ mới là những nụ nhỏ xinh xinh, nhô đâu nhọn như cái mũ trong thật thích mắt.
    Giữa mùa sen nở, quanh hồ Bạch bao giờ cũng phảng phất hương sen. Buổi chiều, gió thổi từ phía hồ sen vào làng, đưa đến khắp làng mùi hương dìu dịu đặc biệt của hoa sen. Cơn nắng nồng như dịu bớt đi, người trong làng ai cũng thấv dễ chịu.
    Các cụ già trong mùa sen nở thường bơi thuyền ướp trà sen mỗi tối. Đầu hôm, các cụ chuẩn bị sẵn thứ trà ngon. Khi mặt trời đã tắ khoảng một canh giờ, các cụ bơi thuyền nhẹ ra giữa hồ, tìm những hoa sen vừa mới nở, nhẹ nhàng thả những búp trà vào giữa hoa sen rồi dùng bao xốp bao khép cánh hoa lại. Các cụ làm thế để cho hương sen thấm vào búp trà. Sáng hôm sau, khi mặt trời chưa thức giấc, các cụ lại bơi thuyền ra lấy về những búp trà thơm. Trà hoa sen hồ Bạch là thứ trà thơm hảo hạng, ít nơi nào có được.
    Mùa thu, mặt nước trong leo lẻo. Những cuống sen nhô cao tránh nước ngập. Sen là một loài cây thật kì lạ. Chúng cắm sâu cũ vào bùn đen, thân mình ngâm trong nước, chỉ có lá và hoa vươn lên mặt nước. Mặt nước cao đến đâu, cuống sen vươn đến đó. Khi đoa sen tàn, những cánh trắng trở về với bùn sâu, làm thức ăn cho các loài tôm cá.
    Người trong làng chẳng bao giờ hái hoa sen hay củ sen ở cái hồ này. Người lớn tuổi nói loài sen này sinh ra để giữ sinh khí, bảo vệ ngôi làng nên không được xâm phạm đến. Các bà, các cô chỉ dám lấy lá sen để gói ghém thứ gì đó. Lá sen hồ Bạc mà gói cốm xanh thì thơm hết ý, không gì sánh bằng.
    • Kết bài:
    Bao nhiêu năm qua, sen hồ Bạch cứ thế lớn lên rồi tàn đi. Bao nhiu năm, người trong làng vẫn dành sự tôn kính đố với cái hồ và loài sen ấy. Bờ hồ giờ đây đã được xây bê tông khá khang trang. nghe cụ Lâm nói hội các cụ già trong làng đã đề nghị với huyện ủy ghi nhận hồ Bạch là một di tích văn hóa để nâng cao ý thức bảo vệ của người dân. Đó thực sự là một việc làm ý nghĩa và cần thiết.