Miêu tả quang cảnh một cuộc thi sôi nổi ở trường em

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Miêu tả quang cảnh một cuộc thi sôi nổi ở trường em

    8.jpg
    • Mở bài
    Tuần trước, thầy giáo môn Văn lớp em đã tổ chức cho lớp một cuộc thi thú vị: thi đọc diễn cảm. Hôm thầy mới nêu lên ý định ấy, bạn nào cũng hăng hái đòi tham gia. Nhưng rồi cuối cùng, chỉ còn lại mười bạn vẫn giữ nguyên được quyết định của mình, chính thức ghi tên vào danh sách “ứng cử viên”.
    • Thân bài:
    Cuộc thi diễn ra tưng bừng theo đúng kế hoạch dã dự định. Ban giám khảo hôm nay, ngoài thầy giáo Văn, còn có một cô giáo dạy văn ỗ lớp khác, cô giáo chủ nhiệm lớp và một người nữa, nghe nói là một nhà thơ, bạn của thầy, mặt còn trẻ măng. Điều lệ của ban giám khảo rất rộng rãi, ai muốn chọn đọc bài nào tùy ý, miễn là thể hiện đúng cảm xúc của bài văn và truyền được cảm xúc ấy đến người nghe.
    Sau khi ban giám khảo ngồi vào bàn, phòng học bỗng trở nên yên lặng như tờ. Em nhìn lên bàn “ứng cử viên”, thấy mặt bạn Hòa bỗng tái nhợt đi, chắc bạn ấy xúc động ghê lắm. Có mấy bạn thì miệng he hé cười nụ cười ngờ nghệch để che giấu điều xúc động bên trong.
    Chính thầy giáo hình như cũng xúc động. Thầy nói mấy lời khô khan để bắt đầu. Mọi hôm thầy nói năng hùng hồn lắm kia mà! Tất nhiên là chẳng ai muốn biểu diễn tài năng trước tiên nên ban giám khảo phải bắt thăm. Chính Hòa nhà ta phải làm người trước tiên lên “sàn diễn”. Bạn ấy khó nhọc bước ra khỏi bàn để đứng trước lớp. Nhưng chỉ mấy giây sau, Hòa đã hoàn toàn ung dung thoải mái. Hình như lúc đó Hòa đang nghĩ đến tác phẩm mà mình,sắp trình bày và chỉ nghĩ đến nó thôi. Hòa xin phép đọc bài thơ “Viếng lăng Bác”. Giọng Hòa trầm lắng, thủ thỉ từng lời:

    “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
    Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát”

    Giọng đọc trầm ấm của Hào khiến ai cũng xúc động. Mắt Hòa có lúc hoe hoe đỏ. Bản thần em cũng nín thở khi bạn ấy đọc đến câu:

    Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
    Mà sao nghe nhói ở trong tim…

    Bạn Hòa bước về chỗ ngồi của mình trong tiếng vỗ tay vang dội. Đến lược bạn Lập ngâm bài thơ “Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt. Tiếng Lập trong và ấm, xúc động, chỉ tiếc đến đoạn cuối thế nào lại lạc giọng mất, nghe the thé lên.
    Bạn Thu Hồng xin đọc một đoạn văn xuôi trong bài “Đàn gia súc trở về” của nhà văn Pháp Anphôngxơ Đôđê. Hồng đọc bài văn xuôi mà em nghe cứ có cảm tưởng như bạn ấy đang đọc một bài thơ vậy. Dõi theo lời đọc của Hồng, mọi người hình dung rõ mồn một quang cảnh trang trại mùa thu, hình ảnh đàn gia súc rộn rã trở về trong âm thanh náo động tươi vui trong nỗi xúc động của những người chờ đón, nỗi vui mừng của những kẻ trở về. Chúng em cứ xuýt xoa như được nghe đọc bài văn này lần đầu vậy. Có người nói thầm vào tai em: “Hồng giải nhất rồi!”.
    Sau mấy bạn đọc cũng được nhưng không có gì xuất sắc lắm. Bạn Quế Hương lên kể chuyện “Mỵ Châu Trọng Thủy”. Giọng kể của Hương khi to khi nhỏ, dẫn dắt người nghe từ chi tiết này đến chi tiết khác, khiến ai cũng thấy rõ cô Mỵ Châu ngây thơ, trong sạch mà dại dột, khờ khạo. Nhiều bạn chảy nước mắt khi Hương kể đến cái chết của Mỵ Châu. Bạn ấy kể xong mà không ai nghĩ đến chuyện vỗ tay. Mãi đến khi Hương đã ngồi vào ghế của mình, tiếng vỗ tay mới nổi lên.
    Tiếp theo Hương còn có hai bạn nữa. Một bạn ngâm bài thơ “Bác ơi!” của Tố Hữu, rất giống cách ngâm của các nghệ sĩ ngâm thơ trên đài. Một bạn kể chuyện “Cây tre trăm đốt” khiến khán thính giả lẫn ban giám khảo cười bò lăn ra.
    Theo yêu cầu của giám khảo, tất cả chúng tôi bước ra sân để ban giám khảo làm yiệc. Trong mười phút chúng tôi tranh luận sôi nổi. Người thì cho rằng Hòa phải đạt giải nhất. Người thì cho rằng Thu Hồng xứng dáng với danh dự ấy hơn ai cả. Đa số các bạn lại muốn người đoạt giải là Quế Hương. Ai cũng có lí của mình. Riêng tôi thì nghĩ là Hòa đạt giải là đúng vì tôi vốn yêu thơ, cách đọc của Hòa đã biểu đạt được trọn vẹn cảm xúc của bài thơ mà tác giả đã gửi gắm ở trong câu chữ.
    Chúng em được trở lại phòng để nghe thông báo kết quả. Thầy giáo của chúng tôi thay mặt ban giám khảo phát biểu nhận xét. Trước hết thầy nói rằng tâ’t cá các bạn dự thi đều có những cố gắng và đều đã đọc rất tốt, chứng tỏ các bạn không những đã tìm hiểu kỹ nội dung, tình cảm của bài thơ, bài văn mà đã có công phu luyện tập và bước đầu đã có được một số kỹ năng đọc diễn cảm.
    Thầy cũng cho biết việc châm giải đã được sự nhất trí hoàn toàn của ban giám khảo. Thầy nhận xét cụ thể về một số bạn: bạn Hòa có giọng đọc tốt, đầy tình cảm, nhưng ở bài thơ này, bạn chỉ mới truyền được niềm kính yêu, nỗi đau xót, buồn thương đối với Bác Hồ mà chưa tạo được ấn tượng lạc quan, tin tưởng nhà thơ muốn mang lại cho người đọc. Ban Thu Hồng đọc bài văn xuôi như vậy là tốt. Cách kể chuyện của Quế Hương vừa thông minh sáng tạo vừa đầy tình cảm, giúp người nghe nhận ra ngay nhân vật Mỵ Chầu vừa đáng thương vừa đáng phê phán, từ đó làm toát lên bài học cảnh giác một cách tự nhiên. Kết quả, giải nhất thuộc về Quế Hương; Hòa đứng ở vị trí thứ 2; Thu Hồng ở vị trí thứ ba.
    Mọi người nhiệt liệt hoan hô cách đánh giá của ban giám khảo. Theo đề nghị của thầy giáo, cô giáo chủ nhiệm trao phần thưởng đặc biệt cho Quế Hương. Bạn Hòa quá cảm động khi được nhà thơ trẻ trao phần thưởng trong đó có cả tập thơ của chính anh ấy, có ký tên tác giả. Cô giáo văn lớp bạn trao giải thưởng cho Thu Hồng, lại kèm theo một chiếc hôn. Cả những bạn không đạt giải cũng thấy phấn khởi.
    • Kết bài:
    Cuộc thi ngắn ngủi nhưng để lại thật nhiều ấn tượng trong lòng chúng tôi. Tôi tự hào về các bạn đã đạt giải, ai cũng giỏi, cũng tự tin. Cuộc gặp gỡ, giao lưu giữa học sinh và ban giám khảo giúp chúng tôi hiểu hơn về tấm lòng của người lớn, họ luôn tận tâm và dành tất cả những gì tốt đẹp nhất cho thế hệ trẻ hôm nay.