Một niệm dù thiện hay ác, thần minh đều nhìn thấu

  1. Tác giả: LTTK CTV20
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Một niệm dù thiện hay ác, thần minh đều nhìn thấu. Trong lòng có niệm thiện, thì cho dù thân không có phú quý, chỉ làm một người bình dân áo vải, vẫn được thần linh bảo hộ.


    [​IMG]

    Lòng mang niệm thiện, thì cho dù chỉ làm một người bình dân áo vải, vẫn được thần linh bảo hộ. (Ảnh: Internet)​
    Cổ ngữ có câu rằng: “Sở vị thiện nhân, nhân giai kính chi, thiên đạo hữu chi, phúc lộc tùy chi, chúng tà viễn chi, thần linh vệ chi, sở tác tất thành”. Đây là chỉ những người lương thiện, đều được mọi người đều tôn kính, được trời sẽ phù hộ, phúc lộc phú quý đều thuộc về họ, các loại tà ma đều rời xa, được thần linh sẽ bảo hộ, phàm là họ suy nghĩ lo liệu chuyện gì thì nhất định sẽ thành công.
    Trong sách cổ có ghi chép lại mấy câu chuyện về thiện ác báo ứng dưới đây:
    Lòng biết ơn khiến thần minh cảm động
    [​IMG]

    Hoàng Chung sống vào triều Minh, là người châu Diên Khánh, từ lức 4 tuổi đã mồ côi cha mẹ, được bác trai nuôi dưỡng. Người Bác trai này gia cảnh bần cùng, hai vợ chồng mỗi ngày ăn cám bã, khi nào mà có được một chút cơm cũng đều nhường cho Hoàng Chung ăn. Hoàng Chung rất cảm kích ân đức của hai bác mình. Khi ông mới 6 tuổi đã khóc nói với bác trai, muốn được học hành để tương lai sẽ thành tài, báo đáp ơn hai bác. Nhưng mà người bác rất nghèo, không thể có tiền cho cậu đến trường.
    Có một ngày, châu quan Thái công nằm mộng thấy thần Thành Hoàng nói với ông: “Trong quận của ngươi quản có một cậu bé, ngày sau sẽ làm Thuận thiên phủ doãn, hiện đang bần cùng không thể đến trường, nhưng mà cậu bé này có một thiện tâm muốn báo đáp ân đức nuôi dưỡng của bác mình, đã làm cảm động thần minh. Ngươi hiện tại có thể giúp đỡ cậu bé. Chính là cậu bé ngày mai vào trong miếu chơi đùa dẫm qua đầu vai của ta”.
    Ngày hôm sau, châu quan đi vào miếu, ngắm nhìn tượng thần Thành hoàng, thấy hoàn toàn giống với giấc mơ đêm qua. Hơn nữa trên hai vai trái phải quả nhiên có dấu vết đứa trẻ nhỏ dẫm qua. Châu quan cho gọi bọn nhỏ chơi đùa trong miếu lại, mới biết được là do Hoàng Chung gây nên, hỏi cậu bé vì sao lại dẫm lên vai tượng, cậu nói là muốn đứng lên tìm tổ chim. Sau đó hỏi cậu chuyện trong nhà ra sao, mới biết gia cảnh cậu bé bần cùng.
    Từ đó, châu quan mỗi tháng cấp cho một thạch gạo, để cho người bác trai nuôi dưỡng Hoàng Chung. Hơn nữa còn tìm một người thầy giáo, cho cậu bé đi học, học phí đều lo trả hết. Ba năm sau châu quan bãi chức phải rời đi, lúc này Hoàng Chung mới 10 tuổi, đã có thể viết thơ làm văn, nhưng châu quan cũng chưa từng tiết lộ lời tiên đoán trong mộng với bất kỳ ai.
    Hoàng Chung năm 18 tuổi thì được quan địa phương tiến cử vào kinh thành dự thi, sau đó thi đậu tiến sĩ. Châu quan Thái công sau khi từ quan trở về, đặc biệt đến gặp Hoàng Chung, lúc này mới kể lại giấc mộng mình gặp phải. Hoàng Chung rất biết ơn, tiếp đãi ông rất cẩn thận. Về sau quả nhiên Hoàng Chung làm quan đến chức Thuận thiên phủ doãn, ông cũng phụng dưỡng hai người bác mình phi thường kính cẩn.
    Giúp người làm việc ác, cuối cùng nhận ác báo
    Dương Khai sống vào triều Minh, là huyện lệnh huyện Đan Dương, tính cách rất nóng nảy. Dương Tuần là phụ tá của ông ta, tính cách rất gian xảo nịnh hót, giỏi việc săm soi tâm ý của đối phương mà thuận theo để lấy lòng. Bởi vậy, hắn khi biết Dương Khai làm sai, cũng không dám làm trái ý. Phàm là khi Dương Khai hành động, Dương Tuần đều hết lời tán thưởng làm rất tốt, rất đúng mà thôi.
    [​IMG]

    Có một ngày thời tiết rất nóng bức, Dương Khai hạ lệnh tại nha môn dùng trượng đánh các viên cai ngục làm việc không vừa ý. Tộng cộng đánh đến mười mấy người, trong đó có hai vị bị đánh tới chết. Dương Tuần lại vẫn hết lời khen ngợi: “Đánh chết. Đại nhân thật là anh minh!”.
    Buổi tối hôm đó, Dương tuần liền mơ thấy thần minh trách mắng hắn, nói: “Ngươi trợ giúp Dương Khai làm việc ác, chính là cùng một tối với Dương Khai”. Dương Tuần không lâu sau liền mắc bệnh nặng mà chết.
    (Theo “Tổng hợp Thái thượng cảm ứng thiên”)