Nêu nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài
    Dựa vào bản đồ Địa chất – khoáng sản (trong Atlat Địa lí Việt Nam) hoặc bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam và kiến thức đã học, nêu nhận xét về ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm.
    Lời giải chi tiết
    Ảnh hưởng của phân bố tài nguyên khoáng sản tới phân bố một số ngành công nghiệp trọng điểm:
    - Khoáng sản nhiên liệu: than, dầu, khí ⟶ phát triển công nghiệp năng lượng, hóa chất.
    + Than: phân bố chủ yếu ở vùng than Quảng Ninh với trữ lượng và chất lượng tốt nhất cả nước. Tại đây đã hình thành nhiều nhà máy nhiệt điện lớn như Phả Lại, Uông Bí, Na Dương gắn với các mỏ than.
    + Dầu, khí: phân bố chủ yếu ở thềm lục địa phía Nam, là cơ sở để hình thành xí nghiệp lọc hóa dầu Dung Quất, các nhà máy nhiệt điện chạy bằng khí như Phú Mỹ, Bà Rịa; công nghiệp hóa chất cũng phát triển mạnh ở các trung tâm công nghiệp thuộc Đông Nam Bộ.
    - Khoáng sản kim loại: sắt, mangan, crom, thiếc, chì –kẽm... ⟶ phát triển công nghiệp luyện kim đen, luyện kim màu.
    + Các mỏ sắt, thiếc, đồng, chì –kẽm…tập trung chủ yếu ở vùng Trung du miền núi phía Bắc, tại đây đã hình thành và phát triển mạnh ngành luyện kim với nhiều điểm công nghiệp như Thái Nguyên (sắt), Tuyên Quang, Cao Bằng (thiếc)…
    - Khoáng sản phi kim ⟶ phát triển công nghiệp hóa chất.
    + Các mỏ phi kim: apatit (Lào Cai), pirit (Việt Trì, Huế) ⟶ tại đây đã phát triển các nhà máy hóa chất như sản xuất phân bón Lâm Thao (Việt Trì)..
    - Vật liệu xây dựng ⟶ phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng.
    + Các vùng tập trung khoáng sản cát sỏi, đá vôi như Thanh Hóa, Nghệ An,Sơn La, Quảng Bình… đã hình thành các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng như nhà máy xi măng Bỉm Sơn (Thanh Hóa), xi măng Hoàng Mai (Nghệ An)…