Ngành Giáo dục Chính trị

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Trong xã hội hiện đại, Giáo dục chính trị là ngành học rất được ưa chuộng vì nó cung cấp cho bạn hệ thống tri thức cơ bản, nền tảng về các vấn đề chính trị, xã hội của đất nước. Ngoài ra, ngành học này còn cung cấp cho sinh viên những kỹ năng giải quyết các vấn đề gặp phải trong sự vận động phức tạp của đời sống xã hội.

    1. Giáo dục Chính trị là gì?

    • Chính trị là toàn bộ những hoạt động có liên quan đến các mối quan hệ giai cấp, dân tộc, quốc gia và các tầng lớp xã hội, mà cốt lõi là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ nội dung hoạt động của Nhà nước.
    • Giáo dục Chính trị là bộ phận của khoa học chính trị, bộ phận công tác tư tưởng của Đảng, có nội dung chủ yếu là giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng nhằm hình thành thế giới quan, phương pháp luận khoa học, bản lĩnh chính trị, niềm tin và năng lực hoạt động thực tiễn cho cán bộ, đảng viên và nhân dân, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển của đất nước.
    • Đào tạo cử nhân khoa học ngành Giáo dục chính trị giảng dạy tốt môn Giáo dục Công dân ở các trường Trung học phổ thông, có thể trở thành giảng viên các môn khoa học Mác – Lênin, Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Tư tưởng Hồ Chí Minh ở các trường đại học, cao đẳng, các trường chính trị ở địa phương, giáo viên chính trị ở các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, cán bộ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội.
    2. Ngành Giáo dục Chính trị thi khối nào?

    - Mã Ngành: 7140205
    - Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành Giáo dục Chính trị:
    • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
    • C19: Ngữ văn, Lịch sử, Giáo dục công dân
    • C14: Ngữ văn, Toán, Giáo dục công dân
    • D01: Ngữ văn, Toán, Tiếng Anh
    • D02: Ngữ Văn, Toán, Tiếng Nga
    • D03: Ngữ văn, Toán, Tiếng Pháp
    01.jpg

    3. Điểm chuẩn ngành Giáo dục Chính trị

    Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Giáo dục Chính trị những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 17 - 25 điểm tùy theo các khối thi xét theo kết quả thi THPT Quốc gia.

    4. Các trường đào tạo ngành Giáo dục Chính trị


    - Khu vực miền Bắc:
    • Đại học Sư phạm Hà Nội
    • Đại học Hoa Lư
    - Khu vực miền Trung:
    • Đại Học Vinh
    • Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
    • Đại Học Hà Tĩnh
    • Đại Học Quảng Bình
    • Đại Học Sư Phạm - Đại Học Huế
    - Khu vực miền Nam:
    • Đại Học Sư Phạm TP. HCM
    • Đại Học Sài Gòn
    • Đại Học Đồng Tháp
    • Đại Học An Giang
    • Đại Học Quy Nhơn
    5. Học ngành Giáo dục Chính trị ra trường làm gì?

    Cơ hội nghề nghiệp ngành Giáo dục Chính trị rất rộng mở, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành Giáo dục chính trị có thể làm việc tại các vị trí sau:
    • Giảng dạy môn Giáo dục công dân, môn Kinh tế và Pháp luật tại các trường THCS và THPT;
    • Giảng dạy môn Giáo dục chính trị tại các trường trung cấp chuyên nghiệp, trường dạy nghề;
    • Giảng dạy các môn: Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam tại các trường Đại học, Cao đẳng;
    • Giảng dạy các môn Lý luận chính trị ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị (quận, huyện) và các trường Chính trị (tỉnh, thành phố);
    • Làm công tác nghiên cứu tại các trung tâm, viện nghiên cứu về triết học, khoa học chính trị, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học giáo dục;
    • Làm chuyên viên trong các cơ quan nhà nước (sở nội vụ, sở ngoại vụ, phòng, sở giáo dục…), các tổ chức Đảng, đoàn thể thuộc hệ thống chính trị các cấp, tại các trường học…
    • Làm công tác tư vấn, tham mưu trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống chính trị, các tổ chức kinh tế – xã hội;
    • Làm phóng viên, biên tập viên bình luận thời sự, chính trị tại các báo, đài trung ương và địa phương;

    6. Mức lương ngành Giáo dục Chính trị

    (Đang cập nhật)

    7. Ngành Giáo dục Chính trị cần có những tố chất nào?

    • Tinh tế và nhạy bén về chính trị;
    • Tư duy độc lập, sáng tạo;
    • Bản lĩnh chính trị vững vàng;
    • Khả năng thuyết trình và trình bày vấn đề;
    • Có khả năng nghiên cứu, tìm tòi;
    • Khả năng phân tích, bình luận;