Ngành Huấn luyện thể thao

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Huấn luyện thể thao là ngành học dành cho những bạn đam mê các bộ môn thể thao và mong muốn có được một thân hình chắc khỏe. Vậy ngành Huấn luyện thể thao là gì và học ngành này có thể làm những công việc gì luôn là vấn đề được các bạn trẻ quan tâm tìm hiểu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản về ngành học này.

    1. Tìm hiểu về ngành Huấn luyện thể thao

    • Huấn luyện thể thao (tiếng Anh là Sport Coaching) nhìn một cách tổng quát đó là tất cả các quá trình đào tạo có tổ chức nhằm mục đích nâng cao khả năng về sinh lý, tâm lý, trí tuệ và kỹ thuật vận động của con người.
    • Nhìn hẹp hơn thì Huấn luyện thể thao là sự chuẩn bị cho người tập về mặt thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở các bài tập thể chất, tức là thông qua các lượng vận động thể lực, nó gắn liền với khái niệm huấn luyện sức bền, sức mạnh, phương pháp huấn luyện, trình độ tập luyện.
    • Huấn luyện thể thao là một quá trình sư phạm nhằm hoàn thiện thể thao, được tiến hành dựa trên cơ sở các tri thức khoa học. Quá trình này tác động một cách hệ thống vào khả năng chức phận về tâm - sinh lý và trạng thái sẵn sàng đạt thành tích, nhằm mục đích dẫn dắt vận động viên tới các thành tích thể thao cao.
    • Theo học ngành Huấn luyện thể thao, sinh viên sẽ được trang bị các kiến thức, các kỹ năng để trở thành một huấn luyện viên thể thao có đủ năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, để tham gia huấn luyện các đội thể thao của môn chuyên sâu ở cơ sở. Ngoài ra sinh viên còn được trang bị các kiến thức về nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực thể thao thành tích cao cũng như vận dụng các kiến thức đó trong huấn luyện.
    01.jpg

    2. Ngành Huấn luyện thể thao thi khối nào?

    - Mã ngành: 7140207
    - Các khối thi vào ngành Huấn luyện thể thao:
    • T00: Toán, Sinh học, Năng khiếu TDTT
    • T02: Ngữ văn, Sinh, Năng khiếu TDTT
    3. Điểm chuẩn ngành Huấn luyện thể thao

    Các bạn có thể tham khảo mức điểm chuẩn của các trường đại học đào tạo ngành Huấn luyện thể thao những năm gần đây. Trong năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành này từ 15 điểm trở lên, trong đó bao gồm điểm môn thi năng khiếu và điểm các môn còn lại xét theo kết quả thi THPT Quốc gia hoặc xét theo học bạ lớp 12.

    4. Các trường đào tạo ngành Huấn luyện thể thao

    • Khu vực miền Bắc: Đại học Thể dục thể thao Bắc Ninh
    • Khu vực miền Trung: Đại học Thể dục thể thao Đà Nẵng
    • Khu vực miền Nam: Đại học Thể dục thể thao TP.HCM
    5. Cơ hội việc làm ngành Huấn luyện thể thao

    Sau khi tốt nghiệp ngành Huấn luyện thể thao, sinh viên có cơ hội làm việc tại các vị trí sau:
    • Huấn luyện viên từ cấp cơ sở đến đội tuyển tỉnh, thành - ngành;
    • Có cơ hội trở thành các giáo viên thể dục tham gia giảng dạy các trường học các cấp;
    • Có thể trở thành cán bộ thể dục thể thao hoạt động phong trào tại các cơ sở;
    • Trở thành huấn luyện viên và hướng dẫn viên trong các câu lạc bộ thể thao, các trung tâm huấn luyện, đào tạo vận động viên thể dục thể thao;
    • Thể tham gia các tổ chức, hiệp hội thể dục thể thao, tổ chức thi đấu, làm trọng tại các giải thể thao theo chuyên ngành đào tạo;
    6. Mức lương ngành Huấn luyện thể thao

    Đối với sinh viên ngành Huấn luyện thể thao mới ra trường và ít kinh nghiệm làm việc tại các trung tâm huấn luyện thể thao thì mức lương cơ bản từ 5 - 7 triệu đồng/ tháng. Ngoài ra, tùy vào vị trí công việc, năng lực và kinh nghiệm làm việc trong ngành Huấn luyện thể thao thì mức lương từ 7 - 10 triệu đồng/ tháng hoặc có thể cao hơn.

    7. Ngành Huấn luyện thể cần có tố chất gì?


    Huấn luyện thể thao là ngành học dành cho những bạn đam mê các bộ môn thể thao và mong muốn có được một thân hình chắc khỏe. Để học tốt chuyên ngành này, bạn cần phải có sự luyện tập thường xuyên và nhất là có động lực, cảm hứng học tập cao. Đây là một chuyên ngành không quá khó, nhưng nó yêu cầu sinh viên của mình có những tố chất sau:
    • Yêu thích thể thao và các hoạt động thể thao.
    • Yêu thích giảng dạy và trẻ nhỏ.
    • Kiên trì, có tính nhẫn nại và chịu được áp lực công việc cao
    • Có tâm huyết với nghề, có đạo đức và tấm lòng trong sáng.
    • Có tinh thần trách nhiệm trong công tác, có lối sống lành mạnh, trung thực, giản dị, biết đoàn kết, hợp tác, khiêm tốn học hỏi.
    • Có ý thức chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chính trị chuyên môn, nghiệp vụ, thường xuyên rèn luyện sức khoẻ.
    • Có khả năng truyền đạt tốt, rõ ràng.