Ngành Thiết kế âm thanh, ánh sáng

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Những năm gần đây, nhu cầu về âm thanh ánh sáng ngày một công phu và hoành tráng, vì vậy đây là ngành học được khá nhiều bạn trẻ theo học. Dưới đây là những thông tin cần biết giúp các bạn hiểu rõ hơn về ngành học này.

    1. Ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng là gì?


    Âm thanh ánh sáng là hai loại hình nghệ thuật có mối liên quan chặt chẽ với nhau đặc biệt trong lĩnh vực sân khấu, có sự hỗ trợ nhau đặc biệt, âm thanh đạt cái hay thì ánh sáng phải đạt đến cái đẹp.
    Ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng chính là ngành học liên quan đến một loại hình biểu diễn nghệ thuật. Với sự hỗ trợ của các loại máy móc thiết bị hiện đại, các kỹ sư sẽ điều chỉnh âm thanh cùng với ánh sáng để phù hợp với nội dung trên sân khấu. Đây là phần vô cùng quan trọng và không thể thiếu được trong mọi chương trình.

    01.jpg

    Chương trình đào tạo ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng cung cấp những kiến thức cơ bản lý thuyết về âm thanh - ánh sáng sân khấu, được tiếp cận với phương tiện kỹ thuật và phương pháp làm việc chuyên nghiệp. Ngoài ra, sinh viên còn được thực hành trên hệ thống thiết bị âm thanh, ánh sáng mới từ đơn giản đến hiện đại; được làm việc với Đạo diễn Sân khấu về tư duy thiết kế âm thanh và ánh sáng cho các chương trình ca nhạc, kịch ở các thể loại khác nhau.

    2. Ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng thi khối nào?


    - Mã ngành: 7210303
    - Ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng xét tuyển các khối sau:
    • Khối S00 (Ngữ văn - Năng khiếu SKĐA 1 - Năng khiếu SKĐA 2)
    • Khối S01 (Toán - Năng khiếu 1 - Năng khiếu 2)
    3. Điểm chuẩn ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng

    Điểm chuẩn ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng năm 2018 tại các trường đại học dao động từ 14 điểm đến 16 điểm tùy theo quy định tuyển sinh của từng trường. Hiện nay hầu hết các trường đều tuyển sinh theo hình thức xét điểm thi THPT và thi phần thi năng khiếu.

    4. Các trường đào tạo ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng


    - Khu vực phía Bắc:
    • Khoa Công nghệ Đa phương tiện - Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
    5. Cơ hội việc làm trong ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng

    Tốt nghiệp chuyên ngành Thiết kế âm - thanh ánh sáng bạn có thể làm việc tại những vị trí sau:
    • Trở thành chuyên viên đào tạo về lĩnh vực thiết kế âm thanh ánh sáng tại các công ty tổ chức sự kiện trong và ngoài nước
    • Làm việc tại các trung tâm sản xuất phim truyện truyền hình
    • Làm việc tại các khách sạn chuyên tổ chức sự kiện, hội thảo…
    • Trở thành đạo diễn âm thanh, sánh sáng trong các chương trình gameshow truyền hình
    • Làm việc tại các đơn vị truyền hình trong và ngoài lực lượng vũ trang
    • Làm việc tại các trung tâm văn hóa tại các tỉnh, quận, huyện
    • Có khả năng làm tự do, mở dịch vụ liên quan đến lĩnh vực âm thanh ánh sáng
    6. Mức lương làm việc trong ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng

    Mức lương của ngành kỹ thuật viên cũng rất hấp dẫn vì ngành này còn thiếu rất nhiều nhân tài. Tuy nhiên mức lương trong ngành âm - thanh ánh sáng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ, vị trí công việc, đơn vị công tác.
    • Sinh viên mới ra trường đang trong thời gian thử việc, chưa có kinh nghiệm sẽ có mức lương khoảng từ 3 triệu đến 4 triệu đồng/tháng.
    • Đối với những người có nhiều kinh nghiệm từ 2-3 năm sẽ có mức lương khoảng từ 5 triệu đến 7 triệu.
    • Đối với những người phụ trách âm thanh ánh sáng trong những đài truyền hình lớn sẽ có mức lương khoảng 10 triệu đến 12 triệu/tháng.
    • Ngoài ra nếu bạn làm trong lĩnh vực này mà làm tự do mức thu nhập sẽ cao hơn.
    7. Những tố chất cần có để thành công trong ngành Thiết kế âm thanh - ánh sáng

    Một kỹ sư thiết kế âm thanh - ánh sáng cần có các tố chất sau:
    • Nhanh nhạy và chính xác: tất cả đều là công việc điều chỉnh, chính xác và mau lẹ, họ cần phản ứng nhanh với những yêu cầu đưa ra.
    • Trí tưởng tượng: vừa là kỹ thuật viên vừa là nghệ sĩ, cần tìm những phương pháp mới lạ để đạt được hiệu ứng như mong đợi.
    • Ham hiểu biết: các phương tiện kỹ thuật luôn được cải tiến nhanh chóng, họ cần phải nắm bắt thông tin và tự tìm tư liệu để luôn bắt kịp xu hướng