Nghệ thuật khắc họa tâm lí của nhà văn Thanh Tịnh qua diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghệ thuật khắc họa tâm lí của nhà văn Thanh Tịnh qua diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong truyện ngắn Tôi đi học


    • Mở bài:
    Tôi đi học là tác phẩm tiêu biểu nhất cho phong cách viết văn của Thamh Tịnh. Văn ông lúc nào cũng nhẹ nhàng, bình lặng mà tha thiết. Đặc biệt, tác giả đã rất thành công khi khắc hoạ đậm nét tâm lí nhân vật tôi trong ngày đầu tiên đi học.
    • Thân bài:
    Với Với giọng văn vhej nhàng, kết hợp với bút pháp đồng hiện thời gian, nhà văn đặc biệt tô đậm những hình ảnh, chi tiết chứng tỏ tâm trạng hồi hộp, cảm giác bỡ ngỡ của nhân vật “tôi” khi cùng mẹ đi trên đường tới trường, khi nghe gọi tên và phải rời bàn tay mẹ cùng các bạn đi vào lớp, khi ngồi trong lớp đón giờ học đầu tiên.
    Trước hết, trên đường đến trường, con đường và cảnh vật vốn rất quen thuộc nhưng giờ đây rất lạ. Nhân vật tôi đã lí giải sự thay đổi ấy là do “chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn”. Cậu thấy mình trang trọng và đẹp đẽ hơn trong bộ đồng phục đến trường. Cậu thấy mình lớn hơn và muốn tự mình mang sách bút như các bạn học sinh khác. Cậu cẩn thận nâng niu mấy quyển vở trên tay và dồn hết tâm sức cho công việc kì công ấy.
    Khi đứng trước sân trường: cậu vô cùng ngạc nhiên khi sân trường dày đặc cả người, ai cũng ăn mặc sạch sẽ, gương mặt tươi vui và sáng sủa. Cậu thấy ngôi trường trở nên xinh sắn, sạch sẽ vừa oai nghiêm khác thường như thể đã có một phép màu nào đấy vừa mới hiển thị ở đây.
    Bởi vẩn vơ suy nghĩ nên câu giật mình và lúng tứng khi nghe gọi đến tên mình. Cậu cảm thấy sợ hãi khi sắp phải rời xa bnf tay dịu dàng của mẹ. Những tiếng khóc của mấy cô cậu học trò mới càng làm cho cậu thấy sợ hơn, có cảm giác như sắp bước vào một thế giới khác. Thế nhưng, vượt qua tất cả, cậu tự tin bước vào lớp học và bắt đầu buổi học đầu tiên trong niềm vui tràn đầy.
    Thành công của tác phẩm được khẳng định bởi nghệ thuật biểu đạt vừa tinh tế vừa rất mới mẻ và sáng tạo của nhà văn. Cách lựa chọn cốt truyện kết cấu theo dòng hồi tưởng khiến cho những kỉ niệm hiện lên lung linh như một phép màu. Mạch truyện phát triển theo trình tự thời gian tuyến tính kết hợp với những dòng cảm nghĩ chân thành của nhân vật tôi càng khiến cho kỉ niệm thêm đáng quý, đáng trân trọng, đáng ghi nhớ.
    Nhà văn cũng đã rất thành công khi phối hợp nhuần nhuyễn các phương thức kể, tả và biểu cảm. Với phương thức khám phá ấy, cảm xúc và tâm trạng cuản hân vật được thể hiện một cách tự nhiên và hết sức hợp lí,dễ nhận sự đồng cảm của người đọc.
    Sức cuốn hút mãnh liệt của tác phẩm xuất phát từ tình huống truyện nhẹ nhàng mà phức tạp theo dòng tâm trạng. Những ý nghĩ ngây thơ của nhân vật tôi khiến người đọc vừa thú vị vừa nhận ra mình trong hình tượng nhân vật.
    • Kết bài:
    Thanh Tịnh vốn thích sự trầm lặng. Bởi thế, văn ông thường lặng lẽ đi vào khắc họa tâm lí con người hơn là đuổi theo các sự kiện. Diễn biến tâm trạng của nhân vật tôi trong ngày khai trường là một cuộc vận động trọn vẹn đầy ý nghĩa, một cuộc trở về trong bằng kí ức tưởng như đã chìm khuất sau bao nhiêu năm tháng nay lại nảy nở, tươi xanh ở trong tâm hồn.