Nghe Và Kể Lại Câu Chuyện Nâng Niu Từng Hạt Giống

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Đề bài: Nghe Và Kể Lại Câu Chuyện Nâng Niu Từng Hạt Giống

    Bài Làm:

    NÂNG NIU TỪNG HẠT GIỐNG Ông Lương Định Của là một nhà khoa học có công tạo ra nhiều giống lúa mới. Có lần, một bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm, ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét”. Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông đem gieo trong phòng thí nghiệm, còn năm hạt kia, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh. (Theo MINH THUYÊN)

    I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

    Để kể lại câu chuyện, em cần nắm được nội dung câu chuyện, dựa vào các câu hỏi gợi ý sau: 1. Viện nghiên cứu của ông Của nhận được quà gì? (Mười hạt lúa giống quý) 2. Trời rét đậm, ông phải làm gì để bảo vệ giống lúa ấy? 3. Kết quả ra sao?

    II. NHỮNG BÀI THAM KHẢO

    Bài làm 1

    Viện nghiên cứu của ông Lương Định Của bất ngờ nhận được một món quà do một người bạn của ông gửi tặng. Đó là mười hạt giống lúa quý. Đang lúc trời rét đậm kéo dài, ông Của chia mười hạt giống lúa ra làm hai. Một nửa gieo ở phòng thí nghiệm, còn một nửa ông đem về, dùng nước ấm để ngâm, rồi gói vào khăn. Tối tối, ông ủ vào trong người để nhờ nhiệt độ cơ thể giúp giống nảy mầm. Quả nhiên sau đợt rét, chỉ có năm hạt giống ủ trong người là nảy mầm xanh tốt.
    Ông là một nhà khoa học đã tạo ra được nhiều giống lúa quý cho nền nông nghiệp Việt Nam.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Bài làm 2

    Ông Lương Định Của một nhà khoa học nổi tiếng ở nước ta và thế giới. Viện nghiên cứu của ông có lần nhận được món quà mười hạt thóc giống do một người bạn nước ngoài gửi tặng. Lúc ấy, trời đang rét đậm kéo dài. Để cứu mấy hạt thóc giống, ông đem chia ra làm hai, một nửa gieo trong phòng thí nghiệm, một nửa ông ngậm nước ấm rồi lấy khăn gói cẩn thận. Tối đi ngủ, ông đem theo mình, trùm chăn kín để hơi ấm của cơ thể làm cho thóc nảy mầm. Sau đợt rét ấy, chỉ có năm hạt giống ông luôn đem theo trong mình là nảy mầm xanh tốt.