Nghị luận: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”

    5.jpg
    • Mở bài:
    Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn. Không còn có sách sẽ không còn có văn mình, không còn có cái đẹp, lịch sử trầm lặng, văn chương buồn chán. Mỗi quyển sách mang đến cho tâm hồn chúng ta một tình cảm mới mẻ và tốt đẹp. Bởi thế, bàn về vai trò của sách, có người cho rằng: “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”
    • Thân bài
    Giải thích:
    + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tường.
    + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von “Một quyển sách tốt là một người bạn hiền”.

    Bàn luận:
    + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình:
    Ví dụ để hiểu được số phận người nông dân trước cách mạng không gì bằng đọc tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Lão Hạc của Nam Cao.
    Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời cùa ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
    + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,…

    Vai trò của việc đọc sách và thực trạng văn hóa đọc ở nước ta hiện nay:

    Ngày nay, sự bùng nố công nghệ thông tin đã tác động lớn đến giới trẻ. Tích cực có nhiều mặt, nhưng tiêu cực cũng không ít. Một trong những vấn để đáng suy nghĩ là văn hóa đọc sách của giới trẻ hiện nay.
    Trước khi có phương tiện nghe, nhìn hiện đại như: TV, di động, Iphone, sách là con đường tốt nhất đế con người tiếp cận thông tin, văn hóa, tri thức. Đọc sách sẽ giúp ta tích lũy nhiều kinh nghiệm, mở mang kiến thức trong mọi lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, tăng cường khả .năng tư duy. sách làm ta thấy thoải mái và yêu đời hơn; đưa ta vượt thời gian, không gian đế tìm hiểu lịch sử hay khám phá những ý tưởng, phát minh mới trong tương lai. Đọc sách còn cho ta biết thêm về kiến thức, văn hóa, giúp ta khám phá các giá trị bản thân và chắp cánh cho những ước mơ, khát vọng vươn cao.
    Thế nhưng, đa số bạn trẻ ngày nay vẫn còn thờ ơ với văn hóa đọc sách. Không thể không nói tới tác dụng của Internet đã tạo ra một phương thức đọc hiện đại, một mạng lưới thông tin, tri thức khống lồ. Hệ thống thư viện công cộng ở các tỉnh thường xuyên tổ chức các cuộc thi kể chuyện, sách thiếu nhi, các sự kiện như ngày hội đọc sách trong mỗi dịp hè để tạo dựng, phát triển và giáo dục thói quen đọc sách cho thiếu nhi.
    Bên cạnh những mặt tích cực trên, văn hóa đọc ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế nhất định.Chúng ta chưa hình thành được một chiến lược phát triển văn hóa đọc và cách phát triển nó trên bình diện quốc gia. Nói thế có nghĩa là nói rằng, những sự kiện về sách chưa đủ đế thu hút người đọc đền với sách. Người dân vẫn chưa có thói quen và kỹ năng đọc sách phù hợp mà chủ yếu đọc theo ngẫu hứng. Chỉ có một bộ phận nhỏ học sinh, sinh viên và những người làm công tác nghiên cứu khoa học… mới có thói quyen và cách đọc đúng.
    Ngày nay giới trẻ bị những hình thức nghe nhìn lôi cuốn nhiều hơn là hình thức đọc. Tuy những hình thức giải trí đó cũng rất cần thiết những chúng chi đạt kết quả cao hơn khi kết hợp Với các phương pháp đọc hợp lý bởi vì không chỉ có hình ảnh và âm thanh gây đựợc cảm xúc mạnh mà kiến thức đọc cũng gây ấn tượng mạnh và lâu bền.
    Một nguyên nhân khác cũng khá phổ biến là giới trẻ là bệnh lười đọc. Xã hội ngày càng bận rộn, nhịp sống căng thằng đòi hỏi con người phải cập nhật thông tin nhanh hơn mà đọc sách thì cần có thời gian để hiểu và tập trung cao độ. Chính điều này đã trở thành một vấn đề lớn : mọi người chỉ đọc qua loa đại khái nên tuy đọc được nhiều, tiếp cận kiến thức phong phú nhưng lại thiếu chiều sâu, thiếu ghi nhớ sâu sắc.
    Nói một cách khác chúng ta tưởng rằng chúng ta đã hiếu biết nhưng thực chất chúng ta mới chỉ chạm đến bề nối của kiến thức chứ chưa hiểu đựợc bản chất của vấn đề. Hiện tượng đáng buồn này ngày càng lan rộng trong xã hội và kéo dài khiến cho nhiều học sinh , sinh viên khó tiếp thu kiến thức trên trang sách, ảnh hưởng không nhỏ đến các kỹ năng khác là kỹ năng viết và diễn đạt ý.
    Để khắc phục tình trạng đó cần có sự phối hợp của cả hai bên là các cơ quan quản lý của nhà nước và người dân. về phía chính quyền họ cần áp dụng và mở rộng các sự kiện như triển lãm sách hay, giới thiệu những cuốn sách có nội dung, chất lượng cao đế làm cho người dân yêu thích việc đọc sách. Ngoài ra họ cũng có thể tổ chức nhiều thư viện lưu động đi đến các vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để đem sách đến cho bạn đọc.
    Đối với nhà trường, thư viện luôn cập nhật, bổ sung nhiều loại sách phong phú tạo cho học sinh một môi trường đọc sách đa dạng. Thầy cô cũng nên hướng dẫn học sinh đọc sách nghĩa là giáo dục kỹ năng đọc sách như lựa chọn sách tốt như thế nào, đọc sách ra sao để có hiệu quả…về phía học sinh, chúng ta phải tự rèn luyện thói quen đọc sách lành mạnh, tìm hiểu thông tin về sách để tránh mua phải loại sách kém chất lượng.
    Cha mẹ nên định hướng cho trẻ tìm niềm vui ở những cuốn sách hay, tạo niềm đam mê đọc sách cho trẻ. Nếu giới trẻ có niềm vui đam mê đọc sách thì họ sẽ bớt sa vào những hình thức giải trí kiểu ” mi ăn liền” hơn.
    • Kết bài:
    Học tập là một quá trinh lâu dài. Đọc sách cũng vậy. Nếu chúng ta nhận thức đựơc đầy đủ vai trò của sách cũng như biết cách tự tạo cho mình một kỹ năng, sở thích đọc hiệu quả thì chắc chắn rằng văn hóa đọc của nước ta sẽ ngày càng phát triển bền vững.