Nghị luận về ý nghĩa của tinh thần tự học

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận về ý nghĩa của tinh thần tự học


    05.jpg


    • Mở bài:
    Người xưa từng nói: “Nhân bất học, bất tri lý. Ấu bất học, lão hà gì”. Nghĩa là: người không học không biết lẽ phải. Nếu còn trẻ không chịu học thì khi lớn sẽ chẳng thể làm được việc gì có ích. Học tập là một việc làm cần thiết đối với mỗi con người. Học tập không chỉ học ở nhà trường, trong sách vở mà học bất cứ đâu, bất cứ tri thức nào miễn là nó hữu ích thì mới nắm vững được tri thức. Muốn làm được điều đó, nhất định con người phải biết tự học.
    • Thân bài:
    Thế nào là tự học?

    Tự học là tự mình học tập, tiếp thu tri thức, rèn luyện kĩ năng mà không cần ai nhắc nhỏ hay sai bảo. Học tập là nhiệm vụ khó khăn và diễn ra suốt cuộc đời. Bác Hồ đã từng dạy: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân”. Lê -nin đã từng khuyên “Học, học nữa, học mãi”.Trái với tự học là học chay, học vẹt, học tủ, học để đối phó. Tự học chính là xác định ý thức, mục đích học của chính mình.

    Tại sao phải rèn luyện tinh thần tự học?

    Suốt lịch sử phát triển mấy trăm ngàn năm, nhân loại đã tích lũy được một kho tàn tri thức khổng lồ. Vì thế muốn tiếp thu những tinh hoa trí tuệ ấy, con người chỉ có một con đường duy nhất là phải tự học suốt đời.
    Có tự học chúng ta mới xác định được năng lực của chính bản thân. Khổng Tử đã dạy: “Bể học không bở”. Chình vì thế chúng ta đừng nản lòng, nản chí khi thấy việc học của chúng ta còn nông cạn. Thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm, chúng ta phải bồi đắp bằng ý chí và nghị lực. Việc tích lũy kiến thức của con người giống như “kiến tha lâu đầy ổ”.
    Có tự hoc chúng ta mới tiến bộ nhanh và đạt kết quả vững chắc. Được học ở trường dưới sự dìu dắt của thầy cô nhưng chỉ khi học chay, học vẹt, học dựa dẫm thì kết quả không có. Nếu có chỉ là những điểm ảo. Đến khi mình bơi vào biển rộng của kiến thức chúng ta sữ bị chìm ngập vì không có phao, không có bàn tay của thầy cô.
    Trong cuộc sống có biết bao nhiêu tấm gương sáng ngời vè tinh thần tự học đáng để chúng ta khâm phục và làm theo: Mạc Đĩnh Chỉ nhà nghèo đến mức phải ngày kiếm củi đổi gạo nuôi thân. Đêm xuống, ông không tiền mua dầu thắp sáng phải bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng thay đèn để học bài. Chưa một ngày ông rời bỏ việc học. Bởi thế, sau này ông đỗ trạng nguyên làm rạng danh gia tộc. Lương Thế Vinh từ một trẻ chăn trâu mà tu chí học hành để rồi trở thành một nhà toán học nổi tiếng nhất trong lịch sử. Bác Hồ từ một anh ba phụ bếp trên tàu buôn, trải qua biết bao gian nan, ở đâu Bác cũng tự học không ngừng nâng cao hiểu biết về văn hóa, lịch sử nhân loại, rút ra kinh nghiệm bổ ích. Bởi nhờ biết tự học mà bác có thể đọc thông viết thạo nhiều thứ tiếng và am hiểu sâu sắc văn hóa các dân tộc trên thế giới.
    Tự học sẽ giúp chúng ta có thêm nghị lực, niềm tin hơn trong cuộc sống. Ngạn ngữ Hy Lạp có câu: “Học vấn có những chùm rễ đắng cay nhưng quả lại ngọt ngào”. Vì thế bước đường tự học của chúng ta bước đầu chắc chắn sẽ có nhiều trở ngại, khó khăn làm chúng ta chùn bước nhưng chúng ta có ý chí, quyết tâm vươn lên trở ngại khó khăn thì những đắng cay sẽ được hoàn thiện, sẽ cho chúng ta những hoa quả ngọt. Lúc bấy giờ, ta mới thấy giá trị của học vấn.
    Tấm gương sáng của Trần Bình Gấm, cô bé bán khoai đậu ba trường Đại học. Chính nhờ tự học kết hợp với sự cần cù siêng năng, không chùn bước gian nan thử thách không ngừng trau dồi nâng cao kiến thức mà bạn ấy xứng đáng nhận học bổng: “Học trò giỏi – Hiếu thảo” và phần thưởng vì ngày mai phát triển của báo Tuổi trẻ.

    Chúng ta cần phải tự học như thế nào?

    Trước hết phải nhận thức rõ vai trò của tinh thần tự học đối với sự thành công của con người, từ đó nâng cao tinh thần tự học ở bản thân.
    Phải xác định đúng mục đích và động cơ học tập. Học để nắm vững kiến thức văn hóa, khoa học nhằm làm cho đất nước và dân tộc giàu mạnh. Phải năm vững những kiến thức cơ bản, học bài và làm bài tập dầu đủ để củng cố kiên thức.
    Làm nhiều bài tập khó hơn để nâng cao kiến thức, tham khảo để mở rộng vốn hiểu biết. Học ở sách là một trong những phương pháp tự học tốt nhất. Nhưng việc học ở sách cần phải thực hiện nghiêm túc: Đọc có lựa chọn, đọc có suy nghĩ, đọc có hệ thống, đọc có ghi nhớ. Đọc sách mẫu không phải là chép, học thuộc để đối phó.
    Và để quá trình tự học đạt hiệu quả chúng ta phải biết xây dựng kế hoạch tự học cụ thể và kiên quyết thực hiện cho được kế hoạch ấy. không có kế hoạch đúng đắn và phù hợp với bản thân không những học tập không đạt được hiệu quả mong muốn mà còn làm ta mất nhiều công sức vô ích.

    • Kết bài:
    Tự học là phương pháp tốt để tiếp thu tích lũy thêm những điều thú vị xung quanh ta. Mọi người cần tập dần tính tự học để có thể trở thành những kiến thức uyên bác để làm giàu cho đất nước. Thế hệ trẻ ngày nay muốn trở thành người có học vấn, muốn chiếm lĩnh được đỉnh cao khoa học thì phải xác định đỉnh cao khoa học thì phải xác định phương pháp học tập đúng đắn nhất: tự học