Nghị luận vô cảm và biểu hiện của bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nghị luận vô cảmbiểu hiện của bệnh vô cảm trong xã hội ngày nay


    14.jpg
    Căn bệnh vô cảm – cái chết từ trong tâm hồn

    • Mở bài:
    Vô cảm là một hiện tượng vốn rất phổ biến ở các quốc gia trên thế giới. Không chỉ ở Việt Nam mà ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,… cũng đang đối diện với những thách thức do hiện tượng xã hội này gây ra. Không chỉ là một thái độ sống, căn bệnh vô cảm đã trở thành một hội chứng trong xã hôi.
    • Thân bài:
    Vô cảm là gì?

    Vô cảm hiểu đơn giản là không có (vô) tình cảm, cảm xúc (cảm). Vô cảm là không có tình cảm, cảm xúc, dửng dưng trước những sự việc, hiện tương xảy ra xung quanh mình. Bệnh vô cảm được hiểu là một trạng thái tinh thần mà ở đó, con người không nảy sinh những cảm xúc đối với những sự vật, sự việc diễn ra xung quanh mình, những nỗi buồn, nỗi đau, sự mất mát, thiệt thòi của con người. Có thể gọi vô cảm là một hội chứng thần kinh có tính lây lan mạnh.​
    Người sống vô cảm là người có lối sống lạnh lùng, ích kỉ, thiếu cởi mở và không quan tâm đến mọi vấn đề của xã hội, đất nước. Người sống vô cảm thường vô tâm trước nỗi đau thương mất mát của người khác, thậm chí họ còn không quan tâm đến bản thân và gia đình.

    Biểu hiện và của căn bệnh và lối sống vô cảm:

    Xét về tính lịch sử, vô cảm vốn xuất hiện cùng với các đặc điểm tâm lí con người ngay từ thuở mới xuất hiện. Lúc bạn đầu, chỉ là những hiện tượng đơn lẻ, không mang tính quy luật. Ngày nay, vô cảm đã trở thành một hội chứng phổ biến trong đời sống xã hội. Từ tính vô cảm của một vài cá nhân làm xuất hiện lối sông vô cảm trong xã hội như một sự biện minh thiển cận cho trách nhiệm và nghĩa vụ đối với xã hội của một lớp người.
    Biểu hiện của bệnh vô cảm thể hienj ở nhiều mặt trong cuộc sống. Con người ngày nay thường trốn tránh các trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân đối với gia đình, xã hội và đất nước. Họ không mấy quan tâm đến những sự kiện xảy ra xung quanh, nhất là những sự kiện ít liên quan hoặc không liên quan đến họ.
    Bởi thế, việc thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của họ đối với gia đình, xã hội và đất nước cũng có nhiều hạn chế. Một số người không xem trọng việc xây dựng và duy trì hạnh phúc gia đình bền lâu. Nhiều người không muốn lập gia đình, họ chọn lối sống độc thân. Cuộc sống gia đình đối với họ chỉ là một trải nghiệm trong cuộc đời người mà thôi.
    Người sống vô cảm thường thờ ơ, bàng quan trước cái xấu, cái ác, không phân biệt lẽ đúng, sai; không chống lại hoặc tố cáo những hành vi sai trái, tàn bạo. Ta vẫn thường thấy trong xã hội có một vài người dù chứng kiến những những hành vi phạm pháp của người khác nhưng thay vì tố cáo hay hỗ trợ cơ quan chức năng xử lí, đem lại công bằng cho xã hội thì họ tìm cách lẫn tránh hoặc chối bỏ.
    Có rất nhiều người không chịu ra làm chứng khi có mặt trong hiện trường các vụ án. Họ sợ phải khai báo, sợ bị đối tượng thù ghét mà bất chấp cả lương tâm. Thậm chí nhiều người còn bị mua chuộc, đứng về phía cái xấu, cái ác hãm hại người vô tôi. Đó là những hành vi vô cảm, vô đạo đức, cần phải lên án, trừng trị trong xã hội.
    Sống vô cảm là dửng dưng, lạnh lùng trước nỗi đau thương, mất mát của người khác, không dám đấu tranh chống kẻ mạnh, bảo vệ kẻ yếu. Nhiều vụ cướp đoạt tài sản xảy trắng trợn ra trên đường phố. Nhiều người đi đường đã không hề can thiệp dù đang ở rất gần. Họ sợ bị liên lụy, chọn cách an toàn là thượng sách dù nạn nhân mất tài sản, bị thương, hoặc thiệt mạng.
    Cho nên, kẻ xấu càng trở nên ngang ngược hơn, ra tay tàn bạo hơn dẫn đến biết bao vụ việc thương tâm cũng chỉ bởi sự vô cảm của con người. Hay khi xảy ra một vụ tai nạn giao thông trên đường phố, người bị nạn bị thương nặng, có rất nhiều người dửng dưng đi qua, rất nhiều người vì tò mò mà dừng lại, ít ai nhiệt tình tham gia hỗ trợ cứu người nhanh chống giải quyết ùn tắt.
    Kẻ vô cảm là kẻ chọn lối sống thực dụng, lấy lợi ích của bản thân làm mục tiêu mà chà đạp lên nhân cách, nhân phẩm đạo đức; bất chấp tình nghĩa và luật pháp. Họ vì lợi ích của bản thân mà có thể dùng mọi thủ đoạn đê hèn để đoạt lấy lợi ích, bất chấp tất cả, thậm chí là thách thức luật pháp.
    Trong thời gian vừa qua, báo chí liên tục đưa tin về những vụ việc người dân nhân cơ hội xe tải bị nạn mà trộm cắp hàng hoá trên xe, mặc kên tài xế thảm thiết van xin. Ta vẫn thường thấy trên báo chí những vụ án mạng thương tâm, khủng khiếp, kẻ sát nhân sát hại cả những người thân của mình với những lí do vô cớ. Hành vi phạm tội giết người thời đại nào cũng có nhưng hiện nay những vụ thảm sát trở nên phổ biến hơn. Hiện tượng con người suy thoái đạo đức, nhân cách, trở nên độc ác, tàn bạo đang ở mức báo động khẩn cấp hơn bao giờ hết.
    Lối sống vô cảm, thờ ơ với đồng nghiệp, hàng xóm láng giềng, không biết chia sẻ, cảm thông với nỗi buồn, niềm vui, không hòa chung trách nhiệm với cộng đồng đang trở nên phổ biến khắp nơi. Ta cũng có thể nhận thấy tình làng nghĩa xóm ngày nay không còn đậm đà, thân mật như trước nữa; đồng nghiệp đố kị, ganh ghét lẫn nhau; tình cảm gia đình cũng không còn khăng khít.
    Đám tiệc, hội họp chỉ là cớ để được ăn nhậu, chè chén chứ không phải là để gặp gỡ thân thương, thấm tình đậm nghĩa nữa. Thậm chí, nhiều vụ xung đột gây ra thương vong trong hội tiệc cũng bởi do sự thiếu vắng tình người.
    Lối sống vô cảm của con người đã khiến cho nền đạo đức xã hội bị suy thoái nghiêm trọng. Những giá trị chuẩn mực vốn có từ ngàn đời nay không còn được tôn trọng. Con người vì lợi ích mà bất chấp luật pháp, bất chấp lương tâm. Cái ác, cái xấu, cái tàn nhẫn thường xuyên xuất hiện trong đời sống và nhanh chóng trở thành một hiện tượng hiển nhiên, được nhìn nhận như một quy luật trước sự thơ ơ, vô cảm của con người.
    • Kết bài:
    Trước tất cả những biểu hiện nghiêm trọng ấy, xã hội Việt Nam đang đứng trước những thử thách to lớn là làm thế nào để phục dựng và duy trì những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn có của dân tộc ta, đồng thời giải quyết các vấn đề tâm lí do thời đại đặt ra để duy trì và phát triển xã hội tốt đẹp? Làm thế nào để lấy lại tôn nghiêm của hệ thống pháp luật và nền tảng đạo đức xã hội, xây dựng cuộc sống lành mạnh và tiến bộ hơn?