Nhớ đồng - Tố Hữu - Ngữ văn 11

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Tìm hiểu chung
    a. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ
    • 1939, nguy cơ đại chiến thứ hai bùng nổ. Pháp tập trung đàn áp phong trào cách mạng Đông Dương.
    • 29-4-1939, Tố Hữu bị bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ, tại đây ông đã sáng tác bài thơ.
    • Tố Hữu mới được kết nạp vào Đảng 1938, đang say sưa hoạt động phong trào, bị bắt, thế giới nhà tù cô đơn ngăn cản cuộc sống bên ngoài nhà tù.
    • Bài thơ nằm trong phần Xiềng xích của tập thơ Từ ấy, viết chính thức vào tháng 7-1939
    b. Bố cục bài thơ
    • Đoạn 1: Từ đầu đến "...thiệt thà": Nỗi nhớ da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù.
    • Đoạn 2: Tiếp theo đến "...ngát trời": Nỗi nhớ về chính mình trong những ngày chưa bị giam cầm.
    • Đoạn 3: còn lại: Trở lại thực tại trại giam cầm lòng trĩu nặng với nỗi nhơ triền miên.
    2. Đọc - hiểu văn bản
    a. Nỗi nhớ của người tù cộng sản với cuộc sống bên ngoài nhà tù:
    • Cảm hứng của bài thơ được gợi lên từ tiếng hò.
      • Tiếng hò được lặp lại nhiều lần
        • Tiếng hò lẻ loi đơn độc giữ trời trưa → nhân vật trữ tình cảm nhận được sự hiu quạnh
          • Không gian đồng vắng
          • Thời gian trưa vắng
          • Hiu quạnh của đời buồn tủi nhọc nhằn
          • Lòng người đang bị giam cầm trong tù ngục cách biệt với cuộc sống bên ngoài
    • Tiếng hò đã đồng cảm, hoà điệu của nhiều nỗi hiu quạnh → Người chiến sĩ cách mạng thấy nhớ nhung da diết đồng quê, cuộc sống bên ngoài nhà tù.
      • Tiếng than khắc khoải, da diết → diễn tả cõi lòng hoang vắng vì bị cách biệt với thế giới bên ngoài → nỗi hiu quạnh của người tha thiết yêu đời.
      • Sự lặp lại → nhấn mạnh liền ý liên kết nhiều nội dung khác nhau, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng → triền miên vì nỗi nhớ da diết.
    • Đồng quê thể hiện lên đậm đà nỗi nhớ của tác giả:
      • Cồn thơm, ruồng tre mát, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng và con đường thân thuộc, xóm nhà tranh thấp, con đường quen. → Tất cả đều đơn sơ gần gũi quen thuộc, thân thương → bị ngăn cách.
    • Con người gần gũi thân thuộc thân thương:
      • Những lưng còng xuống luống cày
      • Những bàn tay vãi giống
      • Một giọng hò đưa bố mẹ già xa đơn chiếc → linh hồn đã khuất.
    • Nỗi nhớ chân thật đậm tình thương mến
    • Nhớ đến bản thân mình:
      • Nhớ tới những ngày tháng tự do hoạt động cách mạng.
    “Rồi một …ngát trời”

    → Say mê lý tưởng, khao khát tự do sôi nổi ⇒ càng cảm thấy cô đơn với thực tại cuộc sống bị giam cầm.

    b. Diễn biến tâm trạng của Tố Hữu:
    • Nỗi nhớ biểu hiện tâm trạng nhà thơ:
      • Từ tiếng hò gợi nỗi nhớ đồng quê tha thiết: Hình ảnh đồng quê hiện lên đậm đà với: cồn thơm, ruộng tre mát, mạ xanh mơn mởn, khoai ngọt sắn bùi, chiều sương phủ bãi đồng, xóm làng, con đường thân thuộc → những hình ảnh gần gũi, quen thuộc, thân thương nay đã trở nên xa cách.
      • Nỗi nhớ bao con người thân thuộc: từ cảnh sắc bóng dáng con người → người mẹ già nua → nhớ chính mình
      • Nỗi nhớ dan trải từ hiện tại trở về quá khứ → hiện tại
    ⇒ nhớ, tràn ngập xót thương → không chỉ buồn đằng sau là nỗi phẫn uất, bất bình với thực tại. ⇒ niềm da diết nhớ thương, yêu cuộc sống, khao khát tự do.

    3. Tổng kết
    a. Nội dung:
    • Đây là bài thơ hay, giàu cảm xúc và tâm trạng của một người chiến sĩ khao khát tự do và hành động. Nỗi nhớ đồng quê, con người, chính mình biểu hiện tình yêu da diết với cuộc sống bên ngoài nhà tù và bao trùm hơn hết là tình yêu Tổ quốc, khát vọng tự do.
    b. Nghệ thuật:
    • Lựa chọn hình ảnh gần gũi, quen thuộc, giọng thơ da diết, khắc khoải trong nỗi nhớ

    Bài tập minh họa
    Ví dụ
    Đề: Phân tích bài thơ Nhớ đồng của Tố Hữu

    Gợi ý làm bài

    • Mở bài:
      • Giới thiệu tác giả tác phẩm
      • dẫn dắt vào vấn đề cần phân tích
    • Thân bài
      • Những nét khái quát
        • Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác
        • Chủ đề, nội dung chính
      • Phân tích (gợi ý những nội dung chính và nghệ thuật)
        • Cảm hứng chủ đạo của bài là nỗi nhớ đồng quê tha thiết và sâu lắng.
          • Tiếng hò Huế mang linh hồn của đất nước, quê hương đã khơi dậy trong lòng nhà thơ bao kỉ niệm mến thương đối với đồng bào, đồng chí và cả quãng đời đã qua của bản thân.
          • Tiếng hò trong Nhớ đồng từ chỗ gợi nhớ đã trở thành âm thanh nhức nhối, thúc giục con người.
        • Cùng với nỗi nhớ, cảnh đồng quê hiện ra một cách bình dị thân thuộc. Tất cả được tái hiện qua tâm hồn của một con người trong hoàn cảnh bị giam hãm, khao khát tự do nên cảnh sắc quê hương càng trở nên đẹp đẽ, dịu ngọt hơn. Không gian nhớ đồng là buổi sớm mai do đó bộc lộ niềm hi vọng mãnh liệt và đậm chất lãng mạn.
        • Từ đoạn 10 cho đến hết, nỗi nhớ gắn liền với niềm say mê lí tưởng và sự khao khát tự đến cháy bỏng của tác giả.
      • Nghệ thuật: Lựa chọn hình ảnh gần gũi quen thuộc, giọng thơ da diết khoắc khoải trong nỗi nhớ.
    ⇒ Bài thơ là nỗi nhớ đồng quê tha thiết trở thành niềm day dứt, trăn trở, réo gọi trong tâm hồn tác giả đồng thời còn thể hiện niềm say mê lí tưởng và khao khát tự do.

    • Kết bài:
      • Nêu nhận xét và cảm nghĩ, cách nhìn nhận của cá nhân về bài thơ
      • Bài thơ là tiếng lòng da diết đối với cuộc sống bên ngoài của người chiến sĩ cộng sản. Nỗi nhớ ấy thể hiện khát vọng tự do, tình yêu nhân dân, đất nước, yêu cuộc sống của chính mình.