Nhóm bộ lọc RENDER & SHARPEN

  1. Tác giả: LTTK CTV03
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪




    [​IMG]



    Nhóm bộ lọc gốc RENDER


    Nhóm bộ lọc Render hiệu ứng đặc biệt với ánh sáng. Chúng thêm các đám mây, ánh loé từ thấu kính, và các hiệu ứng chiếu sáng. Đây là loại bộ lọc có cường độ tính toán mạnh nhất trong Photoshop.

    -- Clouds --

    Clouds là bộ lọc duy nhất làm việc trong một lớp trắng hoàn toàn trong suốt. Bộ lọc này thay thế bất kỳ dữ liệu hình ảnh nào đang hiện diện và tuyệt đối không lấy dữ liệu hình ảnh để tính toán. Bạn có thể dùng Clouds tạo ra môi trường có mây, chẳng hạn bầu trời, khói, sương mù. Kỹ thuật tốt nhất là áp dụng Clouds cho một lớp trắng, sau đó đưa lớp này vào hình ảnh.

    -- Difference Clouds --
    Bộ lọc Difference Clouds lấy bộ lọc Clouds sử dụng màu Background và màu Foreground để áp dụng tính toán Difference cho hình ảnh hiện hữu. Khi bộ lọc tạo các đám mây, thay vì nhìn thấy màu mây,bạn chỉ nhìn thấy được sự khác nhau giữa màu mây và điểm ảnh trong hình ảnh. Điều đó có thể đưa đến nhiều kết quả rất đẹp, nhưng Difference Clouds chỉ là kiểu bộ lọc tạo hiệu ứng đặc biệt.

    Chú ý : Bộ lọc này không làm việc với hình ảnh thuộc chế độ Lab

    -- Lens Flare --
    Bộ lọc Lens Flare mô phỏng hiệu ứng tia sáng mặt trời chiếu phải thấu kính máy ảnh khi chụp ảnh. Đó là loại "hiệu ứng thực" mà có lẽ bạn sẽ vất bỏ phim âm bản nếu gặp phải, nhưng trong kỹ thuật số bạn lại tạo hiệu ứng này. Thực ra, bộ lọc Lens Flare tạo ra hiệu ứng rất gọn và hữu hiệu. Bạn có thể giữ hiệu ứng này ở trạng thái luôn biến đổi bằng cách áp dụng Lens Flare trong một lớp chỉ được điền với màu xám trung hoà và chế độ Blending là Overlay, Soft hoặc Hard Light. Bằng cách đó bạn có thể điều khiển cách thức Lens Flare kết hợp với phần hình ảnh còn lại.

    -- Lighting Effects --

    Bộ lọc Lighting Effects, cùng với bộ lọc Wave, là loại phức tạp nhất trong tập hợp bộ lọc gốc Photoshop. Bộ lọc này cho phép bạn thay đổi ánh sáng chiếu trong hình ảnh, bổ sung vân kết cấu và hiệu ứng chạm nổi. Lighting Effects có thể mô phỏng các hiệu ứng của một nguồn sáng hoặc nhiều nguồn sáng tác dụng lên màu sắc trong hình ảnh. Nó còn được dùng làm bộ lọc sản xuất để hiệu chỉnh ánh sáng hoặc hiệu chỉnh các ảnh phức hợp để chúng ăn khớp với nhau hơn. Bạn cung có thể dùng bộ lọc này để chạm nổi chữ trên hình ảnh.Photoshop có cài cài sẵn rất nhiều kiểu chiếu sáng,tuy thế bạn có thể lưu và tải kiểu chiếu sáng của riêng bạn.Đây là bộ lọc gốc gần gũi nhất với một ứng dụng nhỏ trong phạm vi chương trình.

    -- Texture Fill --

    Texture Fill là bộ lọc "hỗ trợ" cho bộ lọc Lighting Effects. Nó mở một hình ảnh thang độ xám (và chỉ thang độ xám) đã lưu theo dạng thức Photoshop, dùng tập tin này làm mẫu tô và tô đầy vào hình ảnh. Bộ lọc Texture Fill được thiết kế để dùng trên một kênh mà sau đó sẽ trở thành kenh chứa kết cấu cho bộ lọc Lighting Effects.

    Nhóm bộ lọc gốc SHARPEN

    Nhóm bộ lọc Sharpen là loại định hướng sản xuất giúp nâng cao tiêu điểm của hình ảnh để cải thiện chất lượng ảnh và giúp xử lý hiện tượng hơi lệch khỏi tiêu điểm (bị nhoè) xảy ra khi ảnh biến đổi thành ảnh nửa tông trước khi in ra. Bộ lọc duy nhất bạn cần sử dụng là bộ lọc Unsharp Mask.

    -- Sharpen --

    Bộ lọc Sharpen là kiểu bộ lọc một bước áp dụng độ sắc nét không đáng kể, mắt thường khó có thể nhìn thấy được.

    -- Sharpen More --

    Bộ lọc Sharpen More chỉ hơi mạnh hơn bộ lọc Sharpen đôi chút.

    -- Sharpen Edges --

    Về cơ bản đây cung là bộ lọc vô dụng trong nhóm Sharpen. Sharpen Edges là kiểu bộ lọc một bước cho hiệu ứng hầu như không nhìn thấy trừ khi bạn có thể xem được từng điểm ảnh riêng rẽ.

    -- Unsharp Mask --

    Unsharp Mask là bộ lọc loại pre-press (chuẩn bị ảnh để in) có ý nghĩa nhất trong tập hợp bộ lọc gốc. Bộ lọc sản xuất này đuợc dùng để thay thế tiêu điểm ảnh bị mất khi ảnh được quét và làm sắc nét hình ảnh trước khi đổi thành ảnh nửa tông. Hầu hết hình ảnh đều đòi hỏi phải làm sắc nét hai "vòng". Thứ nhất,ngay sau khi hình ảnh được quét (hoặc trong quá trình quét) để phục hồi lại tiêu điểm bị mất, và thứ hai là bước cuối cùn trong quy trình hiệu chỉnh màu trước khi chuyển sang chế đội CMYK. Mức độ làm sắc nét ở bước cuối cùng tuỳ thuộc vào sự sử dụng hình ảnh kết quả. Một hình ảnh sắp được biến thành ảnh nửa tông phải sắc nét hơn rất nhiều so với hình anhnh sẽ dùng làm ảnh chiếu phim. Do sự làm nhoè không phải là nghịch đảo của sự làm sắc nét, nên điều quan trọng là không được làm sắc nét quá mức bởi lẽ bạn sẽ không còn nhận ra ảnh của mình. Nếu muốn bàn về cách dùng bộ lọc Unsharp Mask một cách đúng đắn chắc phải mất cả một chương.

    Ở đây chúng tôi chỉ đưa ra một số hướng dẫn chung:

    9.Plastic Wrap: làm cho ảnh được vẽ trên một tấm Plastic và những ô gồ gềnh, làm cho ảnh có vẻ ba chiều, nổi trên ảnh.
    + Highlight Strength : 0-20: phản ánh những gì nhận được (0: không phản ánh) từ Filter Plastic Wrap.
    + Detail: 1-15 : quyết định những phần tử nổi trên ảnh.
    + Smoothness : độ dày của tấm Plastic.

    10. Poster Edges: sẽ tạo cho ảnh bằng màu của chính nó và đưa thêm những chi tiết đen quanh viền.
    + Edge thickness: 0-10: quản lý màu đen quanh viền của ảnh.
    + Intersity: quản lý số lượng những viền, (0: chỉ quản lý các vùng màu sậm chính yếu)
    + Posterization: 0-6 : Quản lý những vùng sẽ tạo Posterization.
    0: sẽ tạo những viền của Poster khá lớn
    6: ảnh sẽ tạo ít vùng này.

    11. Rough Pastele: tác động lên ảnh những mẫu Tenture tạo sẵn giúp làm tăng cường những đường kẻ đơn giản khi dùng trên Tent.
    + Stroke length: 0-40
    + Stroke detail: 0-20 : chỉ định mức tối đa tạo nét cọ kéo theo đường chéo từ góc này đến góc kia với nhiều màu sắc .
    0 : đường chéo sẽ biến đứt đoạn những màu sắc giữ nguyên.
    + Stroke detail: 1 (lengh :40) màu sậm trên ảnh di chuyển theo đường ngang.
    + Tenture: tạo nền tenture
    + Scaling: 100% ; 50%-200% ; 100% kích thước gốc.
    + Relief: 0-50 : ảnh hưởng chế độ ba chiều của tenxture.
    light Direction._ Top Right

    12. Smudge stick: giống như dùng một miếng vải chùi lên ảnh làm mờ nét phấn hay nét vẽ chì. Khi chỉ định tối thiểu ảnh sẽ như bị nhoè và bụi bặm, những màu sắc như trộn vào màu sắc khác.
    + Stroke lingth: 1-10 : quyết định chiều dài vệt nhoè, trị nhỏ tạo vùng bóng của ảnh nhiều hơn.
    + Intensity 1-10: Quyết định mức độ quan sát cho những vùng sáng, trị càng cao sẽ làm cho nhưng vùng sáng càng sáng hơn.

    13. Sponge: sẽ thực hiện như dùng một miếng bọt biển (sponge). Vỗ nhẹ vào ảnh, nó làm như có những vệt sơn được vẫy đều lên ảnh.
    + Brushsize 1-10: quản lý bề rộng của sponge.
    + Pefinition 1-25 : trị càng cao sẽ tạo những vệt màu sậm hơn màu gốc trên ảnh
    + Smoothness 1-15 : tạo nhiều nét gẫy khúc như đường viền, trị thấp nhiều nét gãy, trị lớn giảm nét gãy.

    14. Underpainting: tạo hình ảnh thật diệu kỳ. Nhận một bức ảnh mớI vẽ xong nước sơn còn ướt .
    + Tạo Brush Size : 0-40: sử dụng cỡ lớn
    + Tecture Converage: 0-40: nếu Brush size- Converage thấp, texture xuất hiện như gơn sóng.
    + Relief:1-50 :

    15. Water color: sẽ tìm những hình và màu đơn giản, nó sẽ tạo một dãy trị cho những đốI tượng theo phương pháp giảm các màu từ một ảnh chụp thành ảnh vẽ.
    + Brush Detail: 1-14 : nhân double ảnh gốc hay chỉ chọn và tạo thành ảnh như ảnh vẽ . Trị 14 giữ nhiều chi tiết .
    + Shadow Intensity: 1-10, nên chỉ dịnh 1, hoàn toàm mau đen nếu chỉ định cao .
     
    Chỉnh sửa cuối: 14/7/18