Những Bài Cảm Thụ Qua Đoạn Thơ Hay Dành Cho Các Em Lớp 3 - Phần I

  1. Tác giả: LTTK CTV07
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    25.jpg

    Bài 1
    :
    Trong Trường ca Đam San có câu:
    “Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.”
    a) Tìm hình ảnh so sánh trong hai câu trên.
    b) Cách so sánh ở đây có gì đặc biệt?

    Bài làm:


    a) Hình ảnh so sánh trong hai câu trên là: Nhà dài như tiếng chiêng. Hiên nhà dài bằng sức bay của một con chim.
    b) Cách so sánh ở đây đặc biệt ở chỗ: Hai sự vật so sánh với nhau đều không cùng loại (nhà/tiếng chiêng; hiên nhà/sức bay của chim). Sự so sánh không cùng loại này đa tạo ra sự bất ngờ, độc đáo, thú vị cho câu văn.

    Bài 2: Đọc đoạn thơ sau:
    Bão bùng thân bọc lấy thân
    Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
    Thương nhau tre chẳng ở riêng
    Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.
    (Nguyễn Duy)
    Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá? Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?

    Bài làm:


    Trong đoạn thơ, cây tre được nhân hóa qua các từ ngữ như: thân bọc lấy thân, tay ôn tay níu, gần nhau thêm, thương nhau, chẳng ở riêng. Biện pháp nghệ thuật nhân hóa trong khổ thơ đã giúp em thấy được những phẩm chất đẹp đẽ của cây tre Việt Nam là: sự đùm bọc, che chở, kề vai sát cánh bên nhau.

    Bài 3: Trong bài thơ Mẹ vắng nhà ngày bão có đoạn viết:
    Thế rồi cơn bão qua
    Bầu trời xanh trở lại
    Mẹ về như nắng mới
    Sáng ấm cả gian nhà.
    Em hãy tìm hình ảnh so sánh có trong đoạn thơ trên và nêu cái hay của hình ảnh so sánh này?

    Bài làm:

    Hình ảnh so sánh trong khổ thơ là: Mẹ về như nắng mới/Sáng ấm cả gian nhà.
    Hình ảnh so sánh này nói lên tình cảm vui mừng phấn khởi của bố và hai con sau nhiều ngày mong đợi người thân trở về và gia đình lại được sum họp. Mẹ cần thiết cho cả gia đình chẳng khác nào ánh nắng cần thiết cho sự sống. Chính vì vậy, sau bao ngày mưa bão u ám, mẹ trở về, cả gian nhà trở nên đầm ấm, vui vẻ.

    Bài 4: Trong bài “Bóc lịch”, nhà thơ Bế Kiến Quốc có viết:
    Ngày hôm qua ở lại
    Trong hạt lúa mẹ trồng
    Cánh đồng chờ gặt hái
    Chín vàng màu ước mong
    Ngày hôm qua ở lại
    Trong vở hồng của con
    Con học hành chăm chỉ
    Là ngày qua vẫn còn...
    Qua đoạn thơ trên tác giả muốn nói với em điều gì đẹp đẽ và có ý nghĩa trong cuộc sống?

    Bài làm:

    Qua bài thơ "Bóc lịch", nhà thơ muốn nói với em rằng: Kết quả học tập chăm chỉ của ngày hôm qua được thể hiện rõ trên trang vở hồng đẹp đẽ của tuổi thơ; nó sẽ được lưu giữ mãi mãi cùng với thời gian. Vì vậy có thể nói ngày hôm qua sẽ không bao giờ bị mất đi.

    Bài 5: Trong bài Con cò nhà thơ Chế Lan Viên có viết:
    Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
    Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con.
    Hai dòng thơ trên đã giúp em cảm nhận được điều gì đẹp đẽ và sâu sắc?

    Bài làm:

    Qua hai dòng thơ trên, em cảm nhận được những điều đẹp đẽ và sâu sắc rằng: tình cảm yêu thương của mẹ dành cho con thật to lớn và không bao giờ vơi cạn. Dù con đã khôn lớn, dù có “đi hết đời” sống trọn cả cuộc đời, tình thương của mẹ đối với con vẫn còn sống mãi “vẫn theo con” để quan tâm lo lắng, giúp đỡ con, tiếp cho con thêm sức mạnh, có thể nói đó chính là tình thương bất tử.

    Bài 6: Đọc câu thơ dưới đây và trả lời câu hỏi:
    "Những ngôi sao thức ngoài kia
    Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con."
    a) Trong câu thơ trên những sự vật nào được so sánh với nhau?
    b) Từ nào biểu hiện ý so sánh?
    c) So sánh như thế nhằm mục đích gì?

    Bài làm:

    a) Trong câu thơ trên, các sự vật được so sánh với nhau là: Những ngôi sao thức/ mẹ thức
    b) Từ ngữ biểu hiện ý so sánh là từ "chẳng bằng"
    c) Cách so sánh như thế giúp người đọc cảm nhận được người mẹ rất thương con, mẹ có thể thức thâu đêm suốt sáng để canh cho con ngủ ngon giấc; hơn cả những ngôi sao "thức" soi sáng trong đêm, bởi vì khi trời sáng thì sao cũng không thể thức được nữa.

    Bài 7: Ca dao có câu:
    Tháp Mười đẹp nhất bông sen.
    Việt Nam đẹp nhất có tên Bác Hồ.
    Chỉ ra hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên? Nêu cảm nhận của em về cách so sánh đó? (hình ảnh so sánh đó có ý nghĩa gì?)

    Bài làm:

    Hình ảnh so sánh trong hai câu ca dao trên là: Bác Hồ với bông sen Tháp Mười.
    Hai câu ca dao trên đã sử dụng biện pháp so sánh để ca ngợi phẩm chất đẹp đẽ của Bác Hồ, nhấn mạnh vẻ đẹp giản dị, mộc mạc, gắn bó với quê hương đất nước Việt Nam (bông sen Tháp Mười) của Bác Hồ.

    Bài 8: Đọc các câu thơ sau:
    Những người chân đất thật thà
    Em thương như thể thương bà ngoại em.
    a) Em hiểu từ “chân đất”trong các câu thơ trên như thế nào?
    b) Đặt một câu với từ “chân đất”.

    Bài làm:

    a) Nghĩa từ “chân đất” ở trong câu thơ ý nói là người nông dân.
    b) Đặt câu: Bố mẹ em là những người chân đất, hiền lành, chất phác.

    Bài 9: Trong bài: “Sao Mai”, Ý Nhi có viết:
    Ngôi sao chăm chỉ
    Gà gáy canh tư
    Mặt trời ửng hồng
    Là ngôi sao Mai
    Mẹ em xay lúa
    Bạn đi chơi hết
    Em choàng trở dậy
    Lúa vàng như sao
    Sao Mai còn ngồi
    Thấy sao thức rồi.
    Sao nhìn ngoài cửa.
    Làm bài mải miết.
    Trong bài thơ trên, tác giả đã sử dụng biện pháp so sánh. Em hãy tìm các từ ngữ, hình ảnh thể hiện rõ điều
    đó?

    Bài làm:

    Các hình ảnh so sánh trong bài thơ là:
    Ngôi sao chăm chỉ là ngôi sao Mai.
    Mẹ em xay lúa, lúa vàng như sao.
    Sự vật được nhân hóa là: Sao Mai. Từ ngữ thể hiện sự nhân hóa là: chăm chỉ, thức dậy, nhìn ngoài cửa,
    ngồi làm bài mải miết.

    Bài 10: Đọc khổ thơ sau:
    Những cái cầu ơi yêu sao yêu ghê
    Nhện qua chum nước bắc cầu tơ nhỏ
    Con sáo sang sông bắc cầu ngọn gió
    Con kiến qua ngòi bắc cầu lá tre
    (Phạm Tiến Duật)
    a/ Những con vật nào đã được nhân hoá?
    b/ Chúng được nhân hoá bằng cách nào?


    Bài làm:

    a/ Những sự vật được nhân hóa trong khổ thơ trên là: con nhện, con sáo, con kiến
    b/ Các con vật này được tác giả nhân hóa chúng bằng cách: tạo cho chúng biết qua, biết sang, biết lao động bắc cầu như những kĩ sư bắc cầu tài giỏi.