Nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Nội dung và nghệ thuật bài thơ Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão


    17.jpg

    Tỏ lòng (Thuật hoài)​



    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả:

    Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) quê làng Phù Ủng, huyện Đường Hào (nay thuộc Hưng Yên). Là con rể của Trần Hưng Đạo, ông là người có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên.
    Ông làm đến chức Điện Súy, được phong tước quan nội hầu.
    Là người văn võ toàn tài, thích đọc sách, ngâm thơ.
    Tác phẩm của ông hiện còn hai bài thơ: “tỏ lòng” và “viếng thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương”
    2. Tác phẩm:

    Hoàn cảnh sáng tác

    Bài thơ ra đời trong không khí chung của dân tộc thời mà Trần quyết chiến, quyết thắng chống quân Nguyên – Mông.

    Thể loại

    Bài thơ Đường luật thất ngôn tư tuyệt được viết bằng chữ Hán.

    II. Tìm hiểu văn bản

    1. Hình tượng con người và quân đội thời nhà Trần (hai câu đầu):


    Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,
    Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu

    (Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy mùa thu
    Ba quan khí thế hùng dũng nhưn hổ báo có thể nuots trôi cả trâu)

    “Hoành sóc”: tư thế cầm ngang ngọn giáo → trấn giữ non sông đất nước.
    “Giang sơn”: không gian rộng lớn, kì vĩ mỡ ra theo chiều rộng của non sông.
    “Kháp kỉ thu”: thời gian dài.
    Câu thơ đã khắc họa hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ. Tư thế ấy lại được đặt trong không gian kì vĩ của giang sơn. Con người với vẻ đẹp kì vĩ như át cả không gian bao la.
    “Tam quân”: quân đội nhà Trần → tượng trưng cho sức mạnh toàn dân tộc, gợi ra hào khí dân tộc thời Trần – hào khí đông A.
    Câu thơ “Tam quân tỳ hổ khí thôn ngưu” có thể hiểu theo hai cách: khí thôn ngưu là khí thế hùng dũng nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo khoa), cũng có thể hiểu khí thế át cả soa Ngưu. Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc, hình ảnh ước lệ quen thuộc gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại.
    Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau. Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình, về con người và thời đại của mình.

    2. Nỗi lòng của tác giả trước thời đại (hai câu cuối)

    Nam nhi vị liễu công danh trái,
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu

    (Thân nam nhi mà chưa trả xong nợ công danh,
    Thì luống thẹn thùng khi nghe người đời kể chuyện Vũ hầu).

    Câu thơ bày tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình. Đó là lập công danh để “thỏa chí nam nhi”, làm cho“phỉ sức anh hùng”. Tức là công danh của đấng làm trai theo lí tưởng phong kiến.
    Công danh trở thành món nợ tất yếu của kẻ làm trai. Phạm Ngũ Lão đã bày tỏ khát vọng được đem tài trí “tận dụng báo quốc”, đóng góp cho đất nước, xứng đáng là kẻ làm trai. Khát vọng thật đẹp và cao cả, thể hiện lẽ sống lớn của con người thời đại Đông A.
    Câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn: Vũ Hầu Gia Cát Lượng, quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán. Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình không tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước. Đây lầ nỗi thẹn cao cả, cái thẹn cao cả, cái thẹn làm nên nhân cách, nói lên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
    Hai câu sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ.
    • Nghệ thuật
    – Bài thơ đạt độ súc tích cô đọng.
    – Bút pháp nghệ thuật hoành tráng, có tính sử thi, hình ảnh thơ lớn lao, kì vĩ, giàu biểu cảm.

    • Ý nghĩa văn bản.
    Thể hiện lí tưởng cao cả vủa vị danh tướng Phạm Ngũ Lão, khắc ghi dấu ấn đáng tự hào về một thời kì oanh liệt, hào hùng của lịch sử dân tộc.

    • Câu hỏi và đề gợi ý
    1. Trình bày hiểu biết của em về tác giả Phạm ngũ Lão?
    2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ “Tỏ lòng”.
    3. Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
    4. Phân tích ý nghĩa của nỗi “thẹn” trong câu thơ cuối.
    5. Qua những lời thơ tỏ lòng, anh/chị thấy hình ảnh trang nam nhi thời Trần mang vẻ đẹp như thế nào? Điều đó có ý nghĩa gì đối với tuổi trẻ hôm nay và ngày mai?
    5. Nêu cảm nhận của em về bài thơ Thuật hoài của Phạm Ngũ Lão.