Ôn tập cuối học kì II - Tiếng Việt 2

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 1. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài tập đọc đã học).
    Câu 2. Hãy thay cụm từ "khi nào” trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ...).

    Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?
    Khi nào các bạn được đón tết Trung Thu?
    Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?
    - Hướng dẫn: Cụm từ “khi nào” là cụm từ được dùng để hỏi “thời gian" trong một “khoảng” nào đấy mà không cần đến thời gian “cụ thể, chính xác”. Còn cụm từ “bao giờ”, “lúc nào”, “tháng mấy’’ “mấy giờ” là cụm từ dùng trong câu hỏi về “thời gian” tương đối cụ thể, chính xác”. Hiểu được như vậy, em sẽ dễ dàng thay các cụm từ này một cách phù hợp. Chú ý: em cần căn cứ vào nội dung hỏi cụ thể đế thay cho đúng.
    Ví dụ: Câu c: “Khi nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?” Thì em có thể thay: "Mấy giờ bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo? Hoặc: “Lúc nào bạn đi đón em gái ở lớp mẫu giáo?”
    Câu 3. Ngắt đoạn sau thành 5 câu, rồi viết lại cho đúng chính tả.
    Gợi ý: “Bố mẹ đi vắng. Ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ em. Em buồn ngủ. Lan đặt em nằm xuống giường rồi hát cho em ngủ”.
     
  2. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2. Kiểm tra đọc: (Luyện đọc các bài đọc đã học). Tìm các từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ dưới đây:
    Tre xanh, lúa xanh, dòng xanh, xanh ngắt, đầu đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
    Câu 3: Đặt câu với mỗi từ em vừa tìm được ở bài tập 2:
    * Gợi ý:

    - Tre, lúa thế nào?
    - Một dòng thế nào?
    - Mùa thu ra sao?
    - Em quay đầu màu gì?
    - Ngói mới màu gì?
    - Em tô thế nào?
    a.Đặt câu hỏi có cụm từ “khi nào” cho những câu sau:
    Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét, cóng tay.
    -Khi nào trời rét cóng tay?
    b.Vào những đêm có trăng sao, lũy tre làng đẹp như tranh vẽ.
    * Khi nào lũy tre làng đẹp như tranh vẽ?
    c.Chủ Nhật tới, cô giáo đưa cả lớp đi thăm vườn thú.
    * Khi nào cô giáo đưa cả lớp đi thăm vườn thú.
    d.Chúng tôi thường về thăm ông bà vào những ngày nghỉ.
    * Chúng tôi thường về thăm ông bà khi nào?
     
  3. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Kiểm tra đọc: (Luyện đọc lại các bài đọc đã học)
    Câu 1. Đặt câu hỏi có cụm từ “ở đâu” cho những câu sau:

    Giữa cánh đồng, đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ.
    * Ở đâu đàn trâu đang thung thăng gặm cỏ?
    Chú mèo mướp đang nằm lì bên đống tro ấm trong bếp.
    * Chú mèo mướp đang nằm lì ở đâu?
    Tàu Phương Đông buông neo trong vùng biến Trường Sa.
    * Tàu Phương Đông buông neo ở đâu?
    Bên vệ đường, một chú bé đang say mê thổi sáo.
    * Ở đâu một chú bé đang say mê thổi sáo?
    Câu 2. Điền vào mỗi ô trống trong truyện vui sau dấu chấm hỏi hay dấu phẩy.
    Đạt lên năm tuổi. Cậu nói với bạn:
    - Chiến này, mẹ cậu là cô giáo, sao cậu chẳng biết viết một chữ nào?
    Chiến đáp:
    - Thế bố cậu là bác sĩ răng, sao em bé của cậu lại chẳng có chiếc răng nào?
     
  4. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1. Kiểm tra tập đọc: (Luyện đọc những bài đọc đã học).
    Câu 2. Nói lời đáp của em trong những trường hợp sau:

    Bà đến chơi, em bật ti vi cho bà xem. Bà khen: “Cháu bà giỏi quá!”
    * Đáp: “Bà quá khen, thường ngày cháu cũng bật ti vi cho bố mẹ xem đấy ạ!”
    Em hát và múa cho dì xem. Dì khen: “Cháu hát hay, múa dẻo quá!”
    * Đáp: “Cháu cám ơn dì! Cháu sẽ cố gắng nhiều nữa ạ!”
    Bạn em va vào bàn, làm rơi cái lọ. Em nhanh tay đỡ được. Bạn khâm phục: “Cậu nhanh thật đấy!”
    * Đáp: Cậu quá khen, mình thuộc loại chậm rì đấy!
    Câu 3. Đặt câu hỏi có cụm từ “vì sao” cho các câu.
    Vì khôn ngoan, Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài.
    * Vì sao Sư Tử điều binh khiển tướng rất tài?
    Vì gấu trắng có tính tò mò, người thủy thủ thoát nạn.
    * Vì sao người thủy thủ thoát nạn?
    Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh vì ghen tức.
    * Thủy Tinh đuổi đánh Sơn Tinh, vì sao?
     
  5. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1. Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
    Em xin anh cho đi xem lớp anh đá bóng. Anh nói: “Em ở nhà làm cho hết bài tập đi”.
    - Bài tập em làm xong hết rồi, anh cho em đi theo nhé!
    Em sang nhà bạn mượn bạn quả bóng. Bạn bảo: “Mình cũng đang chuẩn bị đi đá bóng”.
    - Ồ, vậy thì hay quá! Chúng mình cùng đi nhé!
    Em muốn trèo cây hái ổi. Chú em bảo: “Cháu không được trèo. Ngã đấy”.
    - Cháu trèo được chú ạ! Nhưng mà thôi. Chú hái cho cháu vài trái đi chú! Cháu cám ơn nhiều!
    Câu 2. Tìm bộ phận của mỗi câu sau trả lời câu hỏi “để làm gì?”.
    - Để người khác qua suối không bi ngã nữa, anh chiến sĩ kê lại hòn đá bị kênh.
    - Bông cúc tỏa hương thơm ngào ngạt để an ủi sơn ca.
    - Hoa dạ lan hương xin trời cho nó được đổi vẻ đẹp thành hương thơm đế mang lai niềm vui cho ông lão tốt bụng.
    Câu 3. Điền vào những ô trống trong truyện vui sau dấu chấm than hay dấu phẩy?
    “Dũng rất nghịch bẩn nên ngày nào bố mẹ cũng phải tắm cho cậu dưới vòi hoa sen.
    Một hôm ở trường, thầy giáo nói với Dũng:Ồ! Dạo này em chóng lớn quá.
    Dũng trả lời:
    Thưa thầy đó là vì ngày nào bố mẹ em cũng tưới cho em đấy ạ!”
     
  6. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1. Nói lời đáp của em trong mỗi trường hợp sau:
    a. Em ngã đau. Bạn chạy đến đỡ em dậy, vừa xoa chỗ đau cho em vừa nói: “Bạn đau lắm phải không?”.
    — Vâng! Cũng khá đau. Cám ơn cậu đã đỡ mình dậy!
    b. Em rất buồn vì lỡ tay làm vỡ chiếc ấm pha trà của ông. Ông bảo: “Đừng tiếc nữa cháu ạ! Ông sẽ mua chiếc khác”.
    — Cháu xin lỗi ông! Lần sau cháu sẽ cẩn thận hơn.
    c. Em quét nhà đỡ mẹ. Nhà chưa thật sạch, nhưng mẹ bảo: “Con muốn giúp mẹ là tốt rồi. Nhất định lần sau con sẽ quét sạch hơn”.
    — Vâng! Con sẽ cố gắng không để mẹ nhắc lại lần nữa.
    Câu 2. Kể chuyện theo tranh.
    - Tranh 1: Buổi sáng, Hùng cùng bé Thảo vui vẻ đến trường. Thảo đi trước, Hùng nhẹ bước theo sau
    - Tranh 2: Bất ngờ, Thảo bước nhằm lên hòn đá cuội trên đường ngã nhào về phía trước. Hùng vội vàng chạy đến.
    - Tranh 3: Hùng đỡ em dậy, an ủi em.
    - Tranh 4: Hai anh em lại vui vẻ rảo bước đến trường.
     
  7. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 2. Xếp các từ dưới đây thành từng cặp trái nghĩa: Đen, phải, sáng, trắng, trái, xấu, hiền, tốt, ít, gầy, tối, nhiều, béo, dữ.
    * Đen - trắng, phải - trái, sáng - tối, xấu - tốt, hiền - dữ, gầy - béo, nhiều - ít.
    Câu 3. Em chọn dấu câu nào để điền vào ô trống:
    Bé Sơn rất xinh. Da bé trắng hồng, má phinh phính, môi đỏ tóc hoe vàng. Khi bé cười, cái miệng không răng toét rộng, trông yêu ơi là yêu!
    Câu 4. Hãy viết từ 3 đến 5 câu nói về em bé của em hoặc em bé của nhà hàng xóm.
    “Bé Ngọc em cô Xuân là một đứa trẻ rất ngoan. Mùa thu này bé vừa tròn ba tuổi. Đôi mắt của bé thật dễ thương. Mỗi lần nhìn em đôi mắt ấy cứ nhiu nhiu lại, thỉnh thoáng lại đánh lông nheo làm điệu như con búp bê nhỏ, vừa tinh nghịch, vừa nhí nhảnh. Đôi má trắng mịn, phơn phớt hồng, trông bé thật là xinh”.
     
  8. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1. Đọc thầm bài ‘'Bác Hồ rèn luyện thân thể".
    II. Dựa theo nội dung của bài “Bác Hồ rèn luyện thân thể” chọn câu trả lời đúng.
    Câu 1. Câu chuyện này kế về việc gì?

    a.Bác Hồ rèn luyện thân thể.
    b. Bác Hồ ở chiến khu Việt Bắc.
    c. Bác Hồ tập leo núi với bàn chân không.
    Câu 2. Bác Hồ rèn luyện thân thế bằng những cách nào?
    a.Dậy sớm luyện tập.
    b.Chạy, leo núi tập thể dục.
    c. Chạy, leo núi, tắm nước lạnh.
    Câu 3. Những cặp từ nào dưới đây cùng nghĩa với nhau?
    a. leo — chạy
    b. chịu đựng - rèn luyện
    c. luyên tập - rèn luyện
    Câu 4. Bộ phận in đậm trong câu: “Bác ở bờ suối”, trả lời cho câu hỏi nào?
    a. Làm gì?
    b. Là gì?
    c. Như thế nào?
    Câu 5. Bộ phận in đậm trong câu: “Bác tắm nước lạnh, đế luyện chịu đựng với giá rét. trả lời cho câu hỏi nào.
    a. Vì sao?
    b. Đế làm gì?
    c. Khi nào?
     
  9. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪
    Câu 1. Nghe viết: HOA MAI VÀNG
    Câu 2. Tập làm văn:
    Dựa vào những câu gợi ý sau, viết một đoạn văn ngắn khoảng (4 - 5 câu) để nói về một loài cây mà em thích.

    Đó là cây gì? Trồng ở đâu?
    Hình dáng cây như thế nào?
    Cây có ích lợi gì?
    Gợi ý.
    Đó là cây hồng nhung Đà Lạt được ba em trồng trong một chậu men gốm Bát Tràng hồi giáp tết. Đã mấy tháng qua rồi mà cây hồng vẫn giữ được vẻ xanh tốt như hồi mẹ mới mua về. Cái thân chính màu nâu bạc, to bằng ngón tay trỏ của em với những cái gai màu nâu sáng nhọn hoắt. Lên cao độ một gang tay nó đâm ra ba nhánh nữa, tạo cho bụi hồng một dáng vẻ khoe khoắn, tre trung. Những chiếc lá màu xanh đậm có viền răng cưa xung quanh đẹp như những nét hoa văn. Đẹp nhất là ba chiếc bông chưa nớ to bằng ngón chân cái người lớn, đang chúm chim cười duyên trong nắng sớm. Em thích nhất lúc bông đang ở độ hàm tiếu này, nó có một vẻ đẹp kín đáo, kiêu sa như người con gái ở độ tuổi dậy thì.