Ôn tập phần A - Khái quát nền kinh tế - xã hội thế giới - Địa lý 11

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt lý thuyết
    Nội dung cơ bản:
    • Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại.
    • Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế.Một số vấn đề mang tính chất toàn cầu.
    • Một số vấn đề của châu lục và khu vực
      • Một số vấn đề của châu Phi
      • Một số vấn đề của Mĩ La Tinh
      • Một số vấn đề của khu vực Tây Nam Á và khu vực Trung Á
    1. Sự tương phản về trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các nhóm nước
    • GDP bình quân đầu người chênh lệch lớn về trình độ phát triển kinh tế - xã hội giữa các nước phát triển và đang phát triển
    • Trong cơ cấu kinh tế:
      • Các nước phát triển khu vực dịch vụ chiếm tỉ lệ rất lớn, nông nghiệp rất nhỏ.
      • Các nước đang phát triển tỉ lệ ngành nông nghiệp còn cao.
    • Tuổi thọ trung bình các nước phát triển→ các nước đang phát triển.
    • HDI các nước phát triển → các nước đang phát triển.
    Để thấy được sự tương phản về trình độ phát triển giữa các nhóm nước phát triển và đang phát triển chúng ta hãy theo dõi bảng tóm tắt sau:


    [​IMG]

    2. Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại
    a. Thời điểm xuất hiện và đặc trưng

    • Thời gian: cuối TK XX và đầu thế TK XXI, cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại xuất hiện.
    • Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
    • Đặc trưng: xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao.
      • Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
      • Bốn trụ cột:
        • Công nghệ vật liệu.
        • Công nghệ năng lượng.
        • Công nghệ thông tin.
    • Có 4 ngành công nghệ trụ cột là: công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu, công nghệ thông tin, công nghệ năng lượng.
    b. Ảnh hưởng

    • Xuất hiện nhiều ngành mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ.
    • Xuất hiện nền kinh tế tri thức.
    • Đặt thế giới trước nhiều vấn đề toàn cầu.
    → Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ, đồng thời hình thành nền kinh tế tri thức - nền kinh tế dựa trên tri thức, kỹ thuật, công nghệ cao.

    3. Xu hướng toàn cầu hóa
    • Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học,… Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới.
    a. Toàn cầu hóa về kinh tế

    • Thương mại phát triển
      • Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao.
      • Hình thành tổ chức Thương mại toàn cầu WTO.
    • Đầu tư nước ngoài tăng nhanh
      • Tổng giá trị đầu tư tăng nhanh.
      • Đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực dịch vụ.
    • Thị trường tài chính mở rộng
      • Hình thành mạng lưới liên kết tài chính.
      • Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB… đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế - xã hội thế giới.
    • Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn: (MNC: Multinational company)
      • Số lượng ngày càng nhiều.
      • Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại.
    b. Hệ quả của toàn cầu hóa

    • Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế.
    • Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước.
    4. Xu hướng khu vực hóa kinh tế
    a. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực

    • Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích.
    • Các tổ chức liên kết khu vực: AFTA, EU, ASEAN, APEC…
    b. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế

    • Tích cực: vừa hợp tác vừa cạnh tranh tạo nên sự tăng trưởng kinh tế, tăng tự do thương mại, đầu tư, bảo vệ lợi ích kinh tế các nước thành viên; tạo những thị trường rộng lớn, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế.
    • Thách thức: quan tâm giải quyết vấn đề như chủ quyền kinh tế, quyền lực quốc gia.
    5. Một số vấn đề của châu lục và khu vực

    [​IMG]
    [​IMG]


    Bài tập minh họa
    Câu hỏi 1: Trình bày những điểm tương phản về trình độ phát triển kinh tế – xã hội của nhóm nước phát triển với nhóm nước đang phát triển.
    Trả lời:

    • Nhóm nước đang phát triển:
      • Kinh tế:
        • Trình độ công nghiệp hóa thấp
        • Nợ nước ngoài lớn, phụ thuộc nước ngoài về vốn, kĩ thuật,
      • Xã hội:
        • Tuổi thọ trung bình dưới mức bình quân của thế giới: <67 tuổi.
        • Chỉ số HDI thấp hơn mức trung bình cả thế giới.
    • Nhóm nước phát triển:
      • Kinh tế:
        • Đầu tư ra nước ngoài là chủ yếu và là chủ nợ
      • Xã hội:
        • Tuổi thọ trung bình cao : 76 tuổi
        • Chỉ số HDI cao.
    Câu hỏi 2: Nêu đặc trưng và tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại đến nền kinh tế – xã hội thế giới.
    Trả lời:

    • Đặc trưng của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại là sự xuất hiện và bùng nổ công nghệ cao, đó là công nghệ dựa vào những thành tựu khoa học với hàm lượng tri thức cao.
    • Tác động của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại:
      • Làm xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ.
      • Tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ trên thế giới và trong các quốc gia.
      • Làm nền kinh tế thế giới chuyển dần từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.
    Câu hỏi 3: Trình bày các biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế. Xu hướng toàn cầu hóa kinh tế dẫn đến những hệ quả gì ?
    Trả lời:

    • Những biểu hiện chủ yếu của toàn cầu hóa kinh tế:
      • Thương mại thế giới phát triển nhanh: tốc độ tăng trưởng thương mại của thế giới luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. Làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động hơn.
      • Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: từ 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài trên thế giới đã tăng hơn 5 lần. Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, trong đó nổi bật là các hoạt động: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
      • Thị trường quốc tế mở rộng nhiều ngân hàng trên thế giới đã kết nối với nhau thông qua mạng viễn thông điện tử, tạo nên một mạng lưới liên kết tài chính toàn cầu và đang tiếp tục được mở rộng phạm vi. Vai trò của IMF và WB ngày càng lớn trong sự phát triển kinh tế toàn cầu và trong mỗi quốc gia.
      • Vai trò của các công ti xuyên quốc gia ngày càng to lớn: cung cấp tới 75% FDI toàn thế giới, chiếm 2/3 trao đổi mậu dịch của thế giới và 40% giá trị giao dịch toàn cầu.
    • Hệ quả của toàn cầu hóa:
    • Tích cực:
      • Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
      • Đẩy nhanh đầu tư và khai thác triệt để khoa học công nghệ.
      • Tăng cường sự hợp tác quốc tế.
    • Tiêu cực:
      • Gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo
      • Làm nảy sinh tình trạng phá sản, thất nghiệp trầm trọng.
    Câu hỏi 4: Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực được hình thành dựa trên những cơ sở nào?
    Trả lời:

    • Do sự phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trong các khu vực trên thế giới.
    • Những quốc gia có những nét tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội.
    • Những quốc gia có chung mục tiêu, lợi ích phát triển liên kết lại với nhau.
    Câu hỏi 5: Dân số tăng nhanh dẫn tới những hậu quả gì về mặt kinh tế – xã hội?
    Trả lời:

    • Kinh tế: tăng dân số làm gánh nặng cho xã hội ngày càng nhiều.ví dụ ở nước ta một người phải nuôi một người, còn những nước kém phát triển việc tăng dân số nhanh có thể 1 người phải nuôi 3,4 người..dân số tăng nhanh gây khó khăn cho nhà nước trong việc hoạch định ra những kế hoạch chiến lược kinh tế để phát triển đất nước.
    • Xã hội: tăng dân số làm cho các phúc lợi xã hội không đảm bảo. các mặt y tế giáo dục…v.v. không đáp ứng tốt.làm gia tăng tệ nạn xã hội..
    • Môi trường: việc khai thác thiên nhiên (mà nhất là rừng và khoáng sản) diễn ra ngày càng nhanh và mạnh khi dân số tăng nhanh…từ từ nguồn tài nguyên sẽ cạn kiệt. trong quá trình khai thác đó để lại nhiều hậu quả khác: hủy hoại tài nguyên, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, bất ổn, chiến tranh, tệ nạn xã hội, nghèo kiệt và phụ thuộc thậm chií thành nô dịch…
    Câu hỏi 6: Ý kiến cho rằng “Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại” có đúng không? Tại sao?
    Trả lời:

    • Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại vì các lí do sau:
      • Vai trò của môi trường: môi trường là ngôi nhà chung của tất cả mọi người, trong đó con người tồn tại và phát triển. Cuộc sống của mỗi người có liên hệ mật thiết với môi trường. Con người là một thành phần của môi trường, không thể sống tách rời môi trường. Một môi trường phát triển bền vững là điều kiện lí tưởng cho con người và ngược lại.
    • Thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay trên thế giới:
      • Ở các nước đang phát triển: việc khai thác bừa bãi các nguồn lợi tự nhiên với nhiều phương tiện hủy diệt đã làm cạn kiệt tài nguyên và ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Điều đó làm cho cuộc sống của họ càng thêm nghèo khổ. Bảo vệ môi trường không thể tách rời với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo.
      • Các nước phát triển: sự phát triển của nền kinh tế làm tăng sử dụng các chất CFCs với tốc độ và khối lượng lớn, tăng lượng khí thải và chất thải từ các ngành kinh tế là nguyên nhân chính thủng tầng ôdôn, gây hiệu ứng nhà kính,…
    • Hậu quả của ô nhiễm môi trường: Quy mô ô nhiễm môi trường không giới hạn phạm vi ở từng quốc gia mà trên cả phạm vi thế giới. Hậu quả của hiện tượng này gây nên: cạn kiệt nguồn tài nguyên, khí hậu biến động thất thường, tan băng ở Bắc cực, gây mưa axic, hiệu ứng nhà kính,… đe dọa trực tiếp đến sự phát triển của các ngành kinh tế và sức khỏe của con người.
    → Chính vì vậy, bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại.

    Câu hỏi 7: Giải thích câu nói: Trong bảo vệ môi trường, cần phải “tư duy toàn cầu hành động địa phương”.
    Trả lời:

    • Phải tư duy toàn cầu vì: Sự biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường nước và sự suy giảm đa dạng sinh học đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, chứ không phải tại một số quốc gia hay môt khu vực nào trên Trái Đất. Vì nó tuần theo quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của lớp vỏ địa lí: đó là quy luật về mỗi quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần và mỗi bộ phần của lớp vỏ địa lí.
    • Hành động địa phương vì: sự biến đổi, ô nhiễm và suy giảm đa dạng sinh học ở các quốc gia, các khu vực khác nhau trên Trái Đất, không giống nhau về mức độ. Do vậy, ở các địa phương khác nhau trên Trái Đất tùy theo mức độ ô nhiễm môi trường mà có những biện pháp cụ thể khác nhau.
    Câu hỏi 8: Chứng minh rằng trên thế giới, sự bùng nổ dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển, sự già hóa dân số diễn ra chủ yếu ở nhóm nước đang phát triển.
    Trả lời:

    • Sự bùng nổ dân số thế giới chủ yếu diễn ra ở các nước đang phát triển:
      • Các nước đang phát triển chiếm 80% dân số thế giới
      • Chiếm 95% số dân gia tăng hằng năm của thế giới.
    • Sự già hóa dân số chủ yếu ở nhóm nước phát triển:
      • Trong cơ cấu dân số các nước này: tỉ lệ người dưới 15 tuổi ngày càng thấp và tỉ lệ người trên 65 tuổi ngày càng cao.
      • Tuổi thọ trung bình của người dân các nước này cao hơn tuổi thọ trung bình của thế giới (76 tuổi)
    Câu hỏi 9: Trình bày về một số vấn đề môi trường toàn cầu.

    [​IMG]