Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo) - ngữ văn 7

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Soạn bài: Ôn tập tác phẩm trữ tình (tiếp theo)
    Luyện tập

    Câu 1:

    - Nội dung: Hai câu thơ có nội dung trữ tình giống nhau, đó là niềm ưu tư canh cánh của nhà thơ và tấm lòng lo dân lo nước.


    - Hình thức:

    + Giống nhau về thể thơ, phương thức biểu hiện: kể, tả.

    + Khác: hình ảnh biểu hiện một bên là hình ảnh so sánh với nước triều dâng cuồn cuộn và một bên là hình ảnh con người thao thức thức trằn trọc trong đêm lạnh.

    Câu 2: So sánh tình huống thể hiện tình yêu quê hương và cách thể hiện tình cảm đó qua hai bài thơ "Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh" và "Ngẫu nhiên viết nhân buổi mới về quê":


    Cả hai bài thơ đều thể hiện tình quê hương sâu đậm nhưng hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau:

    Tĩnh dạ tứ:

    + Hoàn cảnh: Người ở xa quê vọng nhớ về quê trong một đêm trăng.

    + Cách thể hiện: Dùng ánh trăng để thể hiện tình cảm nhớ quê thao thức nhìn văn và nhìn trăng càng khiến tác giả nhớ quê. Giọng điệu trữ tình và sâu lắng.

    Hồi hương ngẫu thư:

    + Hoàn cảnh: Bị coi là khác ngay nơi chôn rau cắt rốn, sau khi gần cả đời người cách xa mới trở về.

    + Cách thể hiện: Miêu tả cái đổi và cái không đổi để thể hiện tấm lòng tha thiết với quê hương. Giọng điệu vừa hóm hỉnh vừa ngậm ngùi.

    Câu 3: So sánh bài "Đêm đỗ thuyền ở Phong Kiều" với bài "Rằm tháng giêng" về hai vấn đề: cảnh vật được miêu tả và tình cảm được thể hiện

    [​IMG]

    Câu 4: Những câu đúng:

    a. Tùy bút không có cốt truyện và có thể không có nhân vật.

    b. Tùy bút sử dụng nhiều phương thức (tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, lập luận) nhưng biểu cảm là phương thức chủ yếu.

    c. Tùy bút có những yếu tố gần với tự sự nhưng chủ yếu thuộc loại trữ tình.

    => Đây cũng là ba đặc điểm cơ bản của thể loại tùy bút.