Ôn tập tổng hợp chuẩn bị cho bài kiểm tra tổng hợp - Ngữ văn 6

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Tóm tắt bài
    1. Những nội dung cơ bản cần chú ý
    a. Phần Văn (đọc - hiểu văn bản)

    • Học kì I
      • Truyện dân gian.
      • Truyện trung đại.
    • Học kì II
      • Truyện, kí hiện đại
      • Những bài thơ.
        • Thơ trữ tình hiện đại.
        • Thơ tự sự.
      • Văn bản nhật dụng.
    • Trình bày tóm tắt các điểm chủ yếu của từng loại văn bản.
    • Cốt truyện, nhân vật chính, chi tiết, hình ảnh tiêu biểu.
    • Nghệ thuật miêu tả, kể chuyện, thứ tự kể, tả, ngôi kể, tả...
    • Cách dùng và tác dụng của các biện pháp tu từ
    • So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, đối lập ...
    • Chủ đề, ý nghĩa của văn bản.
    b. Phần tiếng Việt


    [​IMG]

    c. Phần tập làm văn
    • Văn miêu tả
      • Tả cảnh thiên nhiên.
      • Tả đồ vật và cây cối.
      • Tả người (Chân dung và hành động)
      • Tả cảnh sinh hoạt.
      • Miêu tả tưởng tượng và sáng tạo.
    • Văn tự sự, kể chuyện
      • Kể chuyện dân gian.
      • Kể chuyện đời thường.
      • Kể chuyện sáng tạo, tưởng tượng.
    • Đơn từ
      • Theo mẫu và không theo mẫu.
    2. Cách ôn tập và hướng kiểm tra đánh giá
    • Đề ra gồm có 2 phần chính
      • Phần trắc nghiệm khách quan
        • Ở phần thi này, các em cần nắm được các kiến thức trong sách giáo khoa Ngữ văn các em đã được học trên lớp như thể loại của tác phẩm, các phương thức biểu đạt của tác phẩm, nội dung, ý nghĩa chính của tác phẩm, các thể loại văn học được học và một số các câu hỏi trong phần tiếng Việt như giải nghĩa từ ngữ, tìm danh từ, nghĩa khác của từ, các phép tu từ, từ Hán Việt, thuần Việt…
      • Phần tự luận
        • Tự luận thường có 2 câu
          • Câu 1: Thuộc phần Văn hoặc tiếng Việt.
            • Phần này có thể là nêu ý nghĩa văn bản hoặc ý nghĩa đoạn văn mẫu; đặt câu; xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu; nêu phương thức biểu đạt; các biện pháp tu từ được sử dụng...
          • Câu 2: Thuộc phần tập làm văn
            • Các em cần ghi nhớ phải trình bày một bài tập làm văn hoàn chỉnh thành ba phần là mở bài, thân bài và kết bài.
            • Ngoài các kiến thức được học thì các em cần phải có trí tưởng tượng phong phú và nắm được cách trình bày một bài tập làm văn thì mới đạt được điểm số cao.
            • Trong bài tập làm văn, các em có thể là kể chuyện, kể lại một kỉ niệm, kể về một người bạn hoặc là đóng vai một nhân vật nào đó để kể lại câu chuyện.
    • Giáo viên cho học sinh làm đề tham khảo ở SGK trang 164, 165.
    • Bên cạnh đó, Giáo viên có thể cho các em làm thử một đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 trong các giờ kiểm tra trên lớp để giúp các em làm quen với cấu trúc đề thi và rút kinh nghiệm làm bài, phân bổ thời gian làm bài cho hợp lý nhất. Với câu hỏi tập làm văn nhiều điểm hơn các em cần phải trình bày cho rõ ràng, áp dụng các biện pháp nghệ thuật vào bài văn để đạt được điểm số cao. Bên cạnh đó các bạn cũng có thể tham khảo lời giải của các đề thi môn Ngữ Văn lớp 6 học kì 1, học kì 2 để nắm được các ý chính cần trình bày trong một bài văn và cách triển khai bài tập làm văn như thế nào để bài văn đó hay nhất và đủ ý chính, giúp các em đạt được điểm số cao môn học này trong năm học đầu tiên cấp THCS.

    Bài tập minh họa
    Phần 1: Đề kiểm tra cuối năm (tham khảo)

    ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
    Môn thi: Ngữ văn 6
    Thời gian: 90 phút.

    A. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)

    Câu 1: (1 điểm)

    Nêu ý nghĩa của văn bản “Bức tranh của em gái tôi”

    Câu 2: (1,5 điểm)

    Xác định chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau, và cho biết câu nào là câu trần thuật đơn?

    a. Thời tiết mùa xuân thật mát mẻ, ấm áp.

    b. Trong vườn, ong bướm rập rờn nô giỡn.

    c. Con diều hâu lao như mũi tên xuống, gà mẹ xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu.

    Câu 3: (1,5 điểm)

    Đặt 2 câu trần thuật đơn có từ là, một câu dùng để giới thiệu, một câu dùng để nhận xét.

    B. Tập làm văn (6 điểm)

    Hãy viết bài văn tả người thân yêu và gần gũi nhất với em.

    Đáp án đề thi học kì 2 lớp 6 môn Ngữ văn

    A. Văn – Tiếng Việt: (4 điểm)

    Câu 1: (1 điểm)

    Tình cảm trong sáng, nhân hậu bao giờ cũng lớn hơn, cao đẹp hơn lòng ghen ghét đố kị.

    Câu 2: (1,5 điểm)

    a. Thời tiết mùa xuân/ thật mát mẻ, ấm áp.=> câu đơn (0.5đ)

    b. Trong vườn ong bướm /rập rờn nô giỡn. => câu đơn (0.5đ)

    c. Con diều hâu /lao như mũi tên xuống, gà mẹ /xù cánh vừa kêu vừa mổ, vừa đạp diều hâu. (0.5đ)

    Câu 3: (1,5 điểm)

    Bạn Lan là lớp trưởng của lớp em. (0.75đ)
    Bạn Lan là một học sinh giỏi. (0.75đ)

    B. Tập làm văn (6 điểm)

    1. Mở bài: (1đ)

    Tả những nét khái quát về người thân. Ấn tượng nổi bật nhất. Lí do chọn tả.

    2. Thân bài: (4đ)

    Tả những nét tiêu biểu, nổi bật về hình dáng, chân dung bên ngoài: nét mặt, da dẻ, chân tay, tiếng nói, nụ cười.
    Tả tính nết, sở thích, tình cảm thể hiện trong lời nói, cử chỉ, hành động, cách cư xử với mọi người, với em, gia đình.

    3. Kết bài: (1đ)

    Ấn tượng sâu sắc về người thân. Vì sao?
    Cảm nghĩ của em.

    Phần 2: Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm
    Câu 1:
    Chi tiết nào sau đây không thể hiện vẻ đẹp cường tráng của Dế Mèn?

    a. Đôi càng mẫm bóng với những cái vuốt nhọn hoắt.
    b. Hai cái răng đen nhánh nhai ngoàm ngoạp.
    c. Cái đầu to nổi từng tảng rất bướng.
    d. Nằm khểnh, bắt chân chữ ngũ trong hang.

    Câu 2:
    Hình ảnh Dế Mèn được tái hiện qua con mắt của ai?

    a. Nhà văn
    b. Dế Mèn
    c. Dế Trũi
    d. Chị Cốc

    Câu 3:
    Đoàn người vượt thác trong tác phẩm "Vượt thác" gồm có:

    a. Một người: Dượng Hương Thư.
    b. Hai người: Dượng Hương Thư, chú Hai.
    c. Ba người: Dượng Hương Thư, chú Hai, thằng Cù Lao.
    d. Bốn người: Dượng Hương Thư, chú Hai, thằng Cù Lao, thằng Cục.

    Câu 4:
    Văn bản "Sông nước Cà Mau" của nhà văn Đoàn Giỏi được viết chủ yếu theo phương thức biểu đạt nào?

    a. Biểu cảm
    b. Miêu tả
    c. Tự sự
    d. Nghị luận

    Câu 5:
    Đại ý văn bản "Sông nước Cà Mau" của nhà văn Đoàn Giỏi viết về:

    a. Miêu tả vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, bao la đầy sức sống của cảnh sông rạch, rừng nước Cà Mau.
    b. Ca ngợi chợ Năm Canh bề thế, trù phú, độc đáo... của một thị trấn "anh chị rừng xanh" trên vùng đất cuối cùng của Tổ Quốc.
    c. A và B đúng.
    d. A và B sai.

    Câu 6:
    Trong câu "Tre, nứa, mai, vầu giúp người trăm nghìn công việc khác nhau", chủ ngữ của câu có cấu tạo là:

    a. Danh từ
    b. Đại từ
    c. Cụm danh từ
    d. Tính từ

    Câu 7:
    Từ nào sau đây không phải từ láy?

    a. Điệu bộ
    b. Phanh phách
    c. Hủn hoẳn
    d. Rung rinh

    Câu 8:
    Phép tu từ nổi bật trong câu văn "Những ngọn cỏ gãy rạp, y như có nhát dao vừa lia qua" là:

    a. Nhân hóa
    b. So sánh
    c. Ẩn dụ
    d. Hoán dụ

    Câu 9:
    Dấu phẩy trong câu "Chẳng bao lâu, tôi đã trở thành một chàng Dế thanh niên cường tráng" nhằm đánh dấu ranh giới:

    a. Giữa cụm chủ vị với thành phần phụ của câu.
    b. Giữa các từ có cùng chức năng với nhau.
    c. Giữa bộ phận của câu với phần chú thích của nó.
    d. Giữa hai vế của một câu ghép.

    Câu 10:
    Từ nào sau đây là từ Hán Việt?

    A. Rì rài
    B. Chi chít
    C. Cao ngất
    D. Bất tận

    Câu 11:
    Điền vào dấu ngoặc đơn từ thích hợp để câu văn trở thành đúng nghĩa:
    "Trông hai bên bờ, rừng đước dựng lên ........ như hai dãy trường thành vô tận."

    a. Mênh mông
    b. Bao la
    c. Cao ngất
    d. Bất tận

    Câu 12:
    Các mục tiêu không thể thiếu trong một lá đơn:

    a. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người gửi, gửi ai, lí do gửi.
    b. Đơn gửi ai, ai gửi đơn, gửi để làm gì?
    c. Nơi gửi, nơi làm đơn, ngày tháng.
    d. Quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, lí do gửi.

    Đáp án:

    Câu 1 D
    Câu 2 B
    Câu 3 D
    Câu 4 B
    Câu 5 C
    Câu 6 A
    Câu 7 A
    Câu 8 B
    Câu 9 C
    Câu 10 D
    Câu 11 C
    Câu 12 A