Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy
    I- Kiến thức cơ bản

    1. Tác giả

    Nguyễn Duy sinh năm 1948, quê ở làng Quảng Xá, nay thuộc phường Đông Vệ, thành phố Thanh Hóa. Ông là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ.

    2. Xuất xứ: Sáng tác năm 1978.

    3. Thể loại: Thơ năm chữ

    4. Nội dung
    – Quá khứ được tái hiện với những kỉ niệm nghĩa tình với vầng trăng suốt một thời tuổi nhỏ cho đến những năm tháng trận mạc sâu nặng đến mức chẳng bao giờ quên – Cái vầng trăng tình nghĩa”.
    – Hiện tại với cuộc sống ở thành phố, trong cuộc sống có ánh điện, cửa gương nhưng “ vầng trăng đi qua ngõ — Như người dưng qua đường”.
    – Cuộc gặp gỡ bất ngờ, cảm động với vầng trăng kỉ niệm, con người nhận ra sự vô tình của mình.

    5. Nghệ thuật
    Nghệ thuật kết cấu kết họp giữa tự sự và trữ tình, tự sự làm cho trữ tình trở nên tự nhiên mà cũng rất sâu nặng.
    Sáng tạo nên hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa: Trăng là vẻ đẹp của thiên nhiên, tự nhiên, là người bạn gắn bó với con người, là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, cho vẻ đẹp của đời sống tự nhiên, vĩnh hằng.

    6. Ý nghĩa văn bản
    Anh trăng khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng, nghĩa tình, thủy chung sau trước.
    Ghi nhớ:
    Với giọng điệu tâm tình tự nhiên, hình ảnh giàu tính biểu cảm, Anh trăng của Nguyễn Duy như một lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ có ý nghĩa gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân tình thủy chung cùng quá khứ.

    II- Luyện tập

    1. Nêu ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh vầng ữăng trong bài thơ Ánh trăng.
    2. Sự gặp gỡ về tâm hồn của những người lính qua hai câu thơ: Đầu súng Trăng treo (Đồng chí của Chính Hữu) và vầng trăng thành tri kỉ (Ánh trăng của Nguyễn Duy).

    Bài mẫu:
    • Mở bài:
    Nguyễn Duy thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Thế hệ này từng trải qua bao thử thách, gian khổ của chiến tranh, chứng kiến bao hi sinh lớn lao của đồng đội nói riêng và nhân dân ta nói chung trong cuộc chiến. Bài thơ “Ánh trăng” được Nguyễn Duy sáng tác năm 1978, ba năm sau ngày giải phóng miền Nam 1975, là để giãi bày những cảm xúc và suy tư của mình trước thực tế có người còn ghi nhớ những mất mát hi sinh năm xưa, có người lại lãng quên quá khứ.
    • Thân bài:
    Cái hay của bài thơ này là câu chuyện đời thường được kể bằng những lời thơ giản dị, mộc mạc mà chứa đựng tình cảm, tư tưởng sâu xa. Câu chuyện về mối quan hệ giữa nhà thơ và vầng trăng diễn ra như sau: Hồi nhỏ sống ở làng quê ven biển và hồi chiến tranh sống ở rừng thì vầng trăng là tri kỉ, gần gũi, thân thiết:

    Hồi nhỏ sống với đồng
    với sông rồi với biển
    hồi chiến tranh ở rừng
    vầng trăng thành tri kỷ
    Trần trụi với thiên nhiên

    hồn nhiên như cây cỏ
    ngỡ không bao giờ quên
    cái vầng trăng tình nghĩa.

    Hồi nhỏ là hồi còn bé thơ, còn sống với làng quê với trăng sáng. Lúc ấy con người hồn nhiên, chưa toan tính ddieuf gì. Trang là một phần của thiên nhiên gắn kết với cuộc sống con người. Trang đến trang đi mang thwo nhiêu điều mơ ước, chứa đựng biết bao tâm tư tình cảm. Trăng với người như hình với bóng, không sao xa rời.
    Những năm tháng gian khổ, ác liệt thời chiến tranh, “vầng trăng thành tri kỉ”, lúc nào cũng kề cận, soi bước hành quân, soi trong giấc ngủ. Nghệ thuật nhân hóa đặc sắc, trăng là người bạn thân thiết, tri âm tri kỉ, là đồng chí cùng chia sẻ những vui buồn trong chiến trận với người lính, của nhà thơ.
    Hành quân giữa đêm, trên những nẻo đường chông gai ra mặt trận, những phiên gác giữa rừng khuya lạnh lẽo, những tối nằm yên giấc dưới màn trời đen đặc, người lính đều có vầng trăng bên cạnh. Trăng ở bên, bầu bạn, cùng trải qua bao gian khổ của cuộc sống chiến đấu, cùng chia ngọt sẻ bùi,đồng cam cộng khổ; cùng hân hoan trong niềm vui thắng trận, cung xao xuyến, bồn chồn, khắc khoải mỗi khi người lính nhớ nhà, nhớ quê…
    Trăng đã cùng con người vượt qua biết bao gian nan, vào sinh ra tử. Bởi thế, người lính cảm động biết bao, tự hứa với lòng “không bao giờ quên cái vầng trăng tình nghĩa” ấy. Đến khi chiến tranh kết thúc, được về sống ở thành phố, cuộc sống thay đổi khiến con người cũng thay đổi:

    Từ hồi về thành phố
    quen ánh điện cửa gương
    vầng trăng đi qua ngõ
    như người dưng qua đường

    Cuộc sống tiện nghi, đầy đủ, khác xa với nhũng tháng ngày trước đó đã khiến con người quên hẳn người tri kỉ, người bạn chân thành năm xưa. Giờ đây, vầng trăng đi qua ngõ lạnh lùng và xa lạ như người dưng qua đường. Vầng trăng vẫn tròn đầy, vẫn thủy chung tình nghĩa, nhưng con người đã quên trăng, hờ hững, lạnh nhạt, dửng dưng đến vô tình. Vầng trăng giờ đây bỗng trở thành người xa lạ, chẳng còn ai nhớ, chẳng còn ai hay biết.
    Sự cố mất điện khôi phục lại biết bao kỉ niệm, khiến con người đối diện lại với hoàn cảnh tương tự của năm xưa, vầng trang sáng xuất hiện đánh thức kí ức và khiến con người thức tỉnh, nhận ra lỗi lầm của mình:

    Thình lình đèn điện tắt
    phòng buyn-đinh tối om
    vội bật tung cửa sổ
    đột ngột vầng trăng tròn.

    Con người đối diện với vầng trăng trong một tình huống bất ngờ. Chính cái bất ngờ ấy đưa con người sống thực với chính mình, sống thực với nguồn cội sự sống. Giọt nước mắt rưng rưng trên khóe mắt vừa là sự cảm dộng sau xa vừa là niềm tiếc hận bẽ bàng, tận cùng của đau xót:

    Ngửa mặt lên nhìn mặt
    Có cái gì rưng rưng
    Như là đồng là bể
    Như là sông là rừng.

    ‘‘Ngửa mặt lên nhìn mặt”
    có nghĩa là nhìn lại mặt mình và thấy mình có lỗi, mình đã thành con người khác, con người đã quên đi những năm tháng gian lao mà tình nghĩa, quên đi những mất mát, hi sinh,… Những giọt nước mắt cho thấy sự thức tỉnh và hối lỗi của nhà thơ. Thực ra, có thể hiểu là “lòng rưng rưng “chứ không phải rưng rưng”, những giọt nước mắt trong sâu thẳm lòng người có sức lay động nhiều hơn những giọt nước mắt trên bờ mi.
    Và nhà thơ đã “giật mình”dù trăng phăng phắc”. Người bạn tri kỉ ấy không nói, mà vẻ đẹp của người tri kỉ đã làm nhà thơ bừng tỉnh ngộ. Người ta có thể thấy qua “ trăng” những gương mặt người tri âm xưa. Với người này, đó có thể là hình bóng của thời bé dại. Với người khác, đó có thể là hình dáng của tháng năm êm đềm hạnh phúc đã qua. Riêng với nhà thơ, đó chính là gương mặt đồng đội trong những tháng năm đạn bom khốc liệt.
    Nhà thơ “giật mình” trước sự suy thoái về đạo đức, về lối sống của xã hội, trong đó có bản thân mình: có đèn điện, quên vầng trăng; có hoà bình, quên quá khứ chiến tranh. Vì vậy, lời tự thú chân tình của tác giả chính là lời nhắc nhở về thái độ, tình cảm đối với quá khứ gian lao, tình nghĩa và đối với thiên nhiên, đất nước bình dị, thân thương.
    • Kết bài:
    Cùng với nhạc phẩm “Bài ca không quên” của nhạc sĩ Phạm Minh Tuấn, thi phẩm “Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy gợi nhắc lẽ sống “ uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thuỷ chung – truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Chắc chắn rằng, mỗi người chúng ta đều có những lí do rất riêng để lí giải vì sao mình lãng quên một điều thiêng liêng nào đó; xin hãy thành tâm suy nghĩ và biết “ giật thức tỉnh khi đọc bài thơ này. Đó chính là giá trị nhận thức mà văn học mang lại.