Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của thi tiên Lí Bạch

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích bài thơ Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng của thi tiên Lí Bạch


    03.jpg
    Tại lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng​



    I. Tìm hiểu chung

    1. Tác giả

    Lí Bạch (701 – 762), tự là Thái Bạch, quê ở Lũng Tây (nay thuộc tỉnh Cam Túc). Ông là nhà thơ lãng mạn vĩ đại của Trung Quốc, được gọi là “thi tiên”.
    Nội dung thơ rất phong phú với các chủ đề chính: ước mơ vươn tới lí tưởng cao cả, khát vọng giải phóng cá tính, bất bình với hiện thực tầm thường, thể hiện tình cảm phong phú, mãnh liệt.
    Phong cách thơ: bay bỗng, hào phóng lại rất tự nhiên, tinh tế, giản dị.

    2. Tác phẩm:

    Hoàn cảnh sáng tác: được Lí Bạch sáng tác nhân dịp lễ tiễn Mạnh Hạo Nhiên – người bạn thân thiết – đi Quảng Lăng.
    Đề tài: bài thơ thể hiện tập trung tài năng của Lí Bạch về mảng đề tài “tống biệt”
    Thể loại: thơ thất ngôn tứ tuyệt

    II. Tìm hiểu văn bản
    1. Hoàn cảnh tiễn bạn lên đường về nơi xa:

    Cố nhân tây từ Hoàng Hạc Lâu
    Yên hoa tam nguyệt hả Dương Châu

    (Bạn từ lầu ạc lên đường
    Giữa mùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng)
    “cố nhân”: người bạn cũ → tình bạn thấm thiết, sâu đậm.
    Không gian tiễn bạn ra đi: từ lầu Hoàng Hạc – nơi thần tiên thoát tục.
    Bạn từ giã tại lầu Hoàng Hạc để đến Dương Châu – chốn phồn hoa, đô hội.
    Thời gian “yên hoa tam nguyệt” → Mạnh Hạo Nhiên ra đi giữa ngày xuân đẹp.
    Tình cảm lưu luyến, bị rịn, của kẻ ở đối với người đi: bạn ra đi giữa một ngày xuân đẹp (yên hoa, tam nguyệt – mùa hoa khói, tháng 3), rời Hoàng Hạc đến Dương Châu, đô thị phồn hoa bậc nhất thời Đường.

    2. Tâm trạng lưu luyến của nhà thơ:

    Cô phàm viễn ảnh bích không tận
    Duy kiến Trường Giang thiên tế lưu
    (Bóng buồm đã khuất bầu không
    Trong theo chỉ thấy dòng sông bên trời)
    “cô phàm”
    : cánh buồm lẻ loi.
    “viễn ảnh”: đã đi rất xa, chỉ còn trong thấy ảo nahr.
    người đã đi xa, chỉ một cánh buồm lẻ loi. Rồi cánh buồm cũng mất hút vào khoảng không, xa mãi. Cuối cùng còn lại một dòng Trường Giang mênh mông chảy vào cõi trời. Đây không phải là thực cảnh mà là tâm cảnh. Cảnh cũng trống vắng, cô đơn như con người.
    • Nghệ thuật:
    Hình ảnh thơ chọn lọc, ngôn ngữ gợi cảm, giọng điệu thơ trầm lắng.
    Tình hòa trong cảnh; kết hợp giữa yếu tố trữ tình, tự sự, và miêu tả.
    • Ý nghĩa văn bản
    Tình bạn sâu sắc, chân thành – điều không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của con người ở mọi thời đại.

    • Câu hỏi luyện tập
    1. Nêu ngắn gọn hiểu biết của em về tác giả Lý Bạch?
    2. Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ?
    3. Trình bày khái quát nội dung, nghệ thuật của bài thơ?
    4. Người ta thường cho rằng: cái hay của thơ Đường là ở chỗ thể hiện được “ý tại ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời). Hãy tìm “ý tại ngôn ngoại” qua bài thơ này.
    4. Các nhà thơ thời Đường rất trân trọng tình bạn. Anh/chị hãy suy ngẫm về vị trí và ý nghĩa của tình bạn trong cuộc sống ngày nay.