Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn


    14.jpg
    Chiến thắng Mtao Mxây trích sử thi Đăm Săn​


    1. Cuộc chiến giữa hai vị tù trưởng

    a. Trước khi vào cuộc chiến

    Đăm Săn
    – Đăm Săn khiêu chiến. Mtao buộc phải đáp lại.
    – Đến tận cầu thang khiêu chiến (lần 1)-> chàng chủ động, tự tin.
    – Đăm Săn khiêu khích “Ngươi không xuống ư?…cho mà xem”
    →Mtao buộc phải xuống nhưng sợ Đăm Săn đánh bất ngờ.
    – Đăm Săn khiêu khích, đe dọa quyết liệt (lần 2), dụ Mtao Mxay ra khỏi nhà. Chàng chủ động, tự tin, đường hoàng như một vị thần.

    Mtao Mxây
    – Bị động, sợ hãi, không dám xuống nhưng vẫn trêu tức Đăm Săn.
    – Buộc phải xuống ứng chiến nhưng sợ Đăm Săn đánh bất ngờ: “Để ta xuống…..”
    → Bị động, do dự, sợ hãi, hèn nhát

    b. Vào cuộc chiến

    Hiệp 1:

    Đăm Săn

    – Khích Mtao múa khiên trước.
    – Điềm tĩnh, thản nhiên xem khả năng của kẻ thù.

    Mtao Mxây
    – Bị khích, giả đò khiêm tốn, thực chất kiêu căng, ngạo mạn.
    – Múa khiên như trẻ con chơi trò chơi: kêu lạch xạch như quả mướp khô.
    → kém cỏi, hèn mọn.
    – Tự khen mình là tướng quen đi đánh trận, quen xéo nát đất thiên hạ.

    Hiệp 2:

    Đăm Săn
    – Múa khiên trước “… xốc tới vượt đồi tranh…phía đông, phía tây”.
    → bình tĩnh, thế thắng áp đảo, oai hùng.

    Mtao Mxây
    – Hoảng hốt, trốn chạy. Hắn chạy bước cao bước thấp.
    – Chém Đăm Săn nhưng trượt và trở nên yếu sức, thế thua.
    – Nhận được miếng trầu của Hơ Nhị, sức khỏe tăng gấp bội.
    (Miếng trầu là biểu tượng cho sự ủng hộ, tiếp thêm sức mạnh cho người anh hùng của cộng đồng. Theo quan niệm của dân gian, người anh hùng chỉ thực sự là anh hùng khi họ được đặt trong cộng đồng, được nhân dân ủng hộ, được thần linh giúp sức)
    → Nghệ thuật miêu tả song hành, làm nổi bật sự hơn hẳn của Đăm Săn so với Mtao Mxây về tài năng, sức lực, về phong độ, phẩm chất đồng thời thấy được cuộc chiến hết sức ác liệt.

    Hiệp 3:

    Đăm Săn

    – Múa khiên càng nhanh, càng mạnh và đẹp đẽ, hào hùng.
    – Tấn công đối thủ: đâm Mtao nhưng ko thủng áo giáp sắt của y.
    → Những hình ảnh so sánh, phóng đại tạo ấn tượng mạnh, tràn đầy cảm hứng ngợi ca.

    Mtao Mxây
    – Hoàn toàn ở thế thua, bị động.
    – Bị đâm.

    Hiệp 4

    Đăm Săn
    – Thấm mệt, cầu cứu thần linh.
    – Được kế của ông Trời (lấy cái chày mòn ném vào vành tai kẻ thù).
    – Đuổi theo kẻ thù.
    – Hỏi tội Mtao.
    – Giết chết Mtao.
    (Chi tiết ông Trời mách kế cho Đăm Săn thể hiện sự gần gũi giữa con người và thần linh. Đây là dấu vết tư duy của thần thoại cổ sơ và thời kì xã hội chưa có sự phân hóa giai cấp rạch ròi. Thần linh chỉ đóng vai trò cố vấn, gợi ý còn người anh hùng mới quyết định kết quả của cuộc chiến. Sử thi đề cao vai trò của người anh hùng).

    Mtao Mxây
    – Tháo chạy vì áo giáp sắt vô dụng.
    – Trốn chạy quanh quẩn.
    – Giả dối cầu xin tha mạng.
    – Bị giết.
    Mtao là người múa khiên trước. Việc miêu tả tài của đối thủ trước tài của người anh hùng chính là lối so sánh, miêu tả đòn bẩy đề cao hơn tài năng của người anh hùng.
    Đăm Săn càng múa càng nhanh, mạnh, hào hùng: Múa trên cao như gió bão; Múa dưới thấp như gió lốc, chòi lẫm đổ lăn lóc, ba quả núi rạn nứt, ba đồi tranh bật bay tung.
    → Miêu tả hành động bằng cách so sánh và phóng đại tạo ra sức hấp dẫn, ấn tượng về sức mạnh, vẻ đẹp thần thánh, siêu phàm của Đăm Săn
    => Sử dụng nghệ thuật miêu tả, phóng đại, so sánh, đối lập tương phản. Đăm Săn là tù trưởng có sự vượt trội về tài năng và nhân cách được cộng đồng nhân dân ủng hộ và thần linh giúp sức
    • Ý nghĩa:
    – Đòi lại vợ là cớ làm nảy sinh mâu thuẫn giữa các bộ tộc. Chiến tranh mở rộng bờ cõi làm nổi uy danh cộng đồng
    – Trong tưởng tượng của dân gian, Đăm Săn là biểu tượng cho chính nghĩa và sức mạnh cộng đồng, còn Mtao Mxây là biểu tượng cho cái ác và phi nghĩa.

    2. Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến thắng:

    – 3 lần đối đáp khác nhau:
    + Gõ vào một nhà (1)
    + Gõ vào tất cả các nhà (2)
    + Gõ vào mỗi nhà trong làng (3)
    – Ba lần hồi đáp giống nhau: “không đi sao được…”
    – Hình ảnh đoàn người trở về: “Đoàn người…chuyển hoa”
    • Ý nghĩa:
    – Đó là lòng yêu mến, thái độ trung thành tuyệt đối của dân làng dành cho Đăm Săn.
    – Sự thống nhất cao độ của quyền lợi, khát vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi, khát vọng của cộng đồng.
    => Biểu hiện ý chí thống nhất của toàn thể cộng đồng.

    Đăm Săn chiến đấu giành lại hạnh phúc gia đình nhưng thực chất lại là cuộc chiến đấu mở rộng bờ cõi, làm rạng rỡ danh tiếng cộng đồng, đem lại giàu sang cho cả cộng đồng.

    3. Cảnh ăn mừng chiến thắng

    a. Quang cảnh
    – Vật chất: giàu có
    -Bạn bè: đông đúc (trong nhà đông nghịt khách)
    -Tôi tớ: chật ních cả nhà
    -Tiệc tùng: linh đình
    => Giàu có, sung túc, hùng mạnh nhất.

    b. Hình ảnh Đăm Săn
    – Đăm Săn tự bộc lộ qua lời nói với tôi tớ của mình:
    + Niềm vui chiến thắng.
    + Tự hào, tự tin vào sức mạnh và sự giàu có của thị tộc mình
    – Sức mạnh và vẻ đẹp dũng mãnh của Đăm Săn:
    + Tóc dài chảy đầy cả nong hoa
    + Ngực quấn chéo
    + Đôi mắt long lanh
    + Uống không biết say, ăn không biết no, chuyện trò không biết chán…”
    + Bắp chân chàng to bằng cây… tựa song dậy…”
    => Nghệ thuật phóng đại, so sánh độc đáo, ngôn ngữ trang trọng, giàu hình ảnh thể hiện vẻ đẹp phi thường của Đăm Săn. Đăm Săn trở thành hình ảnh trung tâm của bức tranh hoành tráng về lễ mừng chiến thắng. Chàng lớn lao cả về hình thể, tầm vóc, cả chiến công hiển hách như trùm lên toàn bộ buổi lễ, thiên nhiên và xã hội Ê-đê. Trường ca Đăm Săn là niềm tự hào của cả dân tộc Ê-đê.

    Tổng kết:

    Những tình cảm cao cả nhất thôi thúc Đăm Săn chiến đấu và chiến thắng kẻ thù: trọng danh dự, gắn bó với hạnh phúc gia đình, thiết tha với cuộc sống bình yên và hạnh phúc của thị tộc.
    Đăm Săn là sự thống nhất về lợi ích, vẻ đẹp của người anh hùng và cộng đồng.
    Ngôn ngữ: có vần, có nhịp hết sức nhịp nhàng.
    Giọng điệu: trang trọng, tôn nghiêm, lúc chậm rãi, khoan thai; lúc gấp gáp, khẩn trương.
    Một số biện pháp nghệ thuật đặc sắc: so sánh, phóng đại, liệt kê, trùng điệp.
    Luyện tập:
    Tìm trong đoạn trích những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, phóng đại và phân tích để làm rõ hiệu quả nghệ thuật của chúng.