Phân tích khổ thơ 3 trong bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích khổ thơ 3 trong bài mùa xuân nho nhỏ – Thanh Hải


    Thanh Hải sang tác 11-1980, giữa mùa đông rét buốt, lúc tác giả đang nằm trên giường bệnh không bao lâu trước khi qua đời. Cả bài thơ là niềm cảm xúc chân thành của nhà thơ trước những vẻ đẹp của thiên nhiên, đất nước, con người khi vào xuân của những tâm niệm, ước vọng của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy.

    Các khổ thơ trên thông qua thể thơ 5 chữ nhịp nhàng, gợi cảm thể hiện niềm tin tự hào của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước oai hung của cha ông cùng tâm tư khát vọng cống hiến cho quê hương đất nước của thi nhân.

    Niềm tự hào của thi nhân về truyền thống dựng nước, giữ nước của dân tộc thể hiện sâu sắc qua những hình ảnh thơ đặc sắc:

    “Đất nước bốn nghìn năm
    Vất vả và gian lao
    Đất nước như vì sao
    Vững vàng lên phí trước”

    Khổ thơ ngắn gọn chỉ có 4 câu, mỗi câu 5 chữ ngôn ngữ giản dị, dễ hiểu có cụm từ “bốn ngàn năm” đặt sau từ đất nước”, niềm tự hào thật sâu sắc của nhà thơ về truyền thống dựng nước, giữ nước cùng truyền thống văn hóa thật lâu đời trên quê hương đất nước thân yêu này.

    Với nghệ thuật nhân hóa, Tổ quốc như một người mẹ tần tảo,vất vả và gian lao, đã làm nổi bật sự trường tồn của đất nước. Để có được sự trường tồn ấy, giang sơn gấm vóc này đã thấm bao máu, mồ hôi và cả nước mắt của các thế hệ, của những tháng năm đằng đẵng lúc hưng thịnh, lúc thăng trầm. Nhưng dù trở lực có mạnh đến đâu cũng không khuất phục được dân tộc Việt Nam:

    “Sốngvững chãi bốn nghìn năm sừng sững
    Lưng đeo gươm tay mềm mại bút hoa”.

    (Huy Cận)

    Đất nước 4000 năm vững chãi như thành đồng, dù có những lúc “vất vả và gian lao” nhưng chưa bao giờ chịu khuất phục. Ý thơ cụ thể ấy cũng gợi lại khí thế đấu tranh mạnh mẽ, quyết liệt tổ tiên dân tộc ta từ khi dựng nước đến nay.

    Hình ảnh thơ đã tái hiện cụ thể cuộc đấu tranh giữa quân đội Hai Bà Trưng với giặc nhà Hán đuổi giữa quân tướng Tô Định ra khởi bờ cõi. Ý thơ cũng gợi nhớ các trận chiến oai hung giữa quân tường Tô Định ra khỏi bờ cõi. Ý thơ cũng đã gợi nhớ các trận chiến oai hung giữa quân dân Đại Việt thời Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Tống, quân Hán, quân Tống, Nguyên Minh, Thanh…giành lại nền hòa bình độc lập dân tộc.

    4000 năm dựng nước, giữ nước đó còn có công lao của Bác Hồ, của cách mạng của Đảng Cộng Sản, của toàn dân ta trước âm mưu xâm lược mà thực dân Pháp, phát xít Nhật, đế quốc Mĩ đã thực hiện trên đất nước thân yêu này ở đầu thế kỷ 20 vừa qua.

    Câu thơ còn gợi ta nhớ lại bản Tuyên ngôn độc lập thật mạnh mẽ của Lý Thường Kiệt trên dòng sông Như Nguyệt trong cuộc chiếm chống quân Tống xâm lược:

    “Nam quốc sơn hà nam đế cư
    Tuyệt nhiên định phận tại thiên thư
    Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
    Nhữ đẳng hành khang thủ bại hư”.

    (Sông núi nước Nam vua Nam ở
    Rành rành định phận ở sách trời
    Có sao lũ giặc sang xâm phạm
    Chúng bay sẽ bị đnahs tơi bời”.

    Câu thơ cũng gợi nhớ những lời khẳng định thật hào hùng của Nguyễn Trãi trong bài “ Bình Ngô Đại Cáo”

    “Như nước Đại Việt ta từ trước
    Vốn xưng nền văn hiến đã lâu
    Núi sông bờ cõi đã chia
    Phong tục Bác, NAm cũng khác”.

    Đọc câu thơ nhớ lại những truyền thống dựng nước, giữ nước thật hào hùng của dân tộc ta nhân tộc ta nhận thấy niềm tự hào mà nhà thơ Thanh Hải thể hiện trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ, rất thực rất chân thành và đầy ý nghĩa. Bởi vì, để có 4000 năm văn hiến dân tộc ta dã phải trải qua bao: “vất vả và gian lao”

    Ngôn ngữ mộc mcj, giản dị như củ khoai, hạt lúa mà chất chứa bao ý nghĩa sâu xa đã góp phần tái nhiện hành trình lịch sử dân tộc với bao nhọc nhằn, gian khổ, bao mất mát hi sinh trong những năm tháng chiến đấu chống ngoại xâm:

    “Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
    Khi Khôi Huyện quân không một đội”.

    (trích “ Bình Ngô Đại cáo” của Nguyễn Trãi)

    Hay khi:

    “Năm mươi sáu ngày đêm
    Khoét núi ngủ hầm mưa dầm cơm vắt
    Máu trộn bùn non”.

    (Hoan hô chiến sĩ Điện Biên – Tố Hữu)

    Và những ngày đầu kháng chiến còn vô cùng khó khăn, thiếu thốn nhưng vẫn không hề sờn lòng, chùng bước:

    “Áo anh rách vai
    Quần tôi có vài mảnh vá
    Miệng cười buốt giá
    Chân không giày
    Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

    (Đồng chí – Chính Hữu)

    Gian lao, vất vả là thế! Vậy mà đất nước Việt Nam thân yêu này vẫn đẹp vẫn tươi sáng, vẫn bền vững và “luôn tiến về phía trước:

    “Đất nước như vì sao
    Cứ đi lên phía trước”.

    Câu thơ giúp người đọc chúng ta hình dung những bước chân mạnh mẽ, vững chắc của dân tộc, trong quá trình dựng nước, giữ nước. Quá trình ấy đã làm nên lịch sử thật vẻ vang, thật đáng tự hào như chính lòng tự hào cao độ của nhà thơ.

    Sao là nguồn sáng bất diệt của thiên hà, là vẻ đẹp lung linh của bầu trời đêm, là hiện thân của sự vĩnh hằng trong vũ trụ. So sánh như thế, là tác giả đã ngợi ca đất nước trường tồn, tráng lệ, đất nước đang hướng về một tương lai tươi sáng. Ta cảm nhận được niềm tin tưởng của tác giả vào tương lai rạng ngời của dân tộc Việt Nam. Âm thanh mùa xuân đất nước vang lên từ chính cuộc sống vất vả, gian lao mà tươi thắm đến vô ngần.

    Khổ thơ kết thúc trong tư thế tự tin chiến thắng, trong niềm tự hào lớn lao về truyền thống vẻ vang, anh hùng, bất khuất của đất nước, truyền cho ta sức mạnh và thêm tin tưởng vào tương lai của dân tộc. Thêm một lần nữa, hình ảnh đất nước được tạc nên bằng nghệ thuật ngôn từ đặc sắc trong tình yêu thương vô hạn của nhà thơ.