Phân tích khổ thơ 4 và 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích khổ thơ 4 và 5 bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải


    9.jpg

    “Ta làm con chim hót
    Ta làm một cành hoa
    Ta nhập vào hòa ca
    Một nốt trầm xao xuyến.
    Một mùa xuân nho nhỏ

    Lặng lẽ dâng cho đời
    Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc.”
    (“Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)

    Hãy phân tích hai khổ thơ trên. Từ đó liên hệ với khổ thơ sau để thấy điểm gặp gỡ về tâm niệm và lẽ sống của hai nhà thơ:
    “Nếu là con chim, chiếc lá
    Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
    Lẽ nào vay mà không có trả
    Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.”
    (“Một khúc ca xuân” – Tố Hữu)

    A.Yêu cầu về kỹ năng:

    • Biết cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, có thao tác liên hệ với một đoạn thơ khác
    • Kết cấu chặt chẽ, biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận: phân tích, bình luận…
    • Chữ viết đẹp bố cục rõ ràng, cân đối.
    • Bài làm sạch đẹp, không bôi xóa.
    • Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
    B.Yêu cầu về kiến thức:
    Bài viết phải đầy đủ bố cục ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.

    • Mở bài:
    Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm, nêu nội dung chính đoạn thơ.
    Có trích dẫn thơ (khổ 4-5)
    • Thân bài:
    Nêu vị trí của đoạn trích, giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật.

    Phân tích khổ 4:
    + Ước nguyện được hóa thân làm con chim hót, làm một cành hoa, làm một nốt trầm xao xuyến nhập vào hòa ca làm đẹp tươi cuộc sống.
    + Điệp ngữ “ta làm” thể hiện một ước nguyện tha thiết, chân thành và cũng rất dứt khoát.
    + Những hình ảnh “con chim hót, “cành hoa,”nốt trầm” vừa giản dị vừa mang tính biểu trưng cho những gì là tươi đẹp của cuộc sống.
    + Ước nguyện của tác giả không là những gì cao siêu to tát mà giản dị, chân thành. Song chính vì vậy làm xúc động sâu sắc lòng người.

    Phân tích khổ 5:
    + Ước nguyện được dâng hiến cho đời, lặng lẽ.
    + Tất cả những ước nguyện đó chính là ước nguyện được hóa thân làm một mùa xuân nho nhỏ hòa nhập trong mùa xuân bất tận của đất trời, tạo vật, lòng người…hiến dâng cho đời lặng lẽ (ý nghĩa biểu tượng mùa xuân; các từ nho nhỏ, lặng lẽ thể hiện được sự khiêm tốn, giản dị trong ước nguyện của tác giả).
    + Ước nguyện hiến dâng cho đời của tác giả là ước nguyện tha thiết cháy bỏng suốt cuộc đời:
    “Dù là tuổi hai mươi
    Dù là khi tóc bạc”
    + Điệp ngữ “dù là” mang sắc thái khẳng định.
    Đánh giá nội dung nghệ thuật của khổ 4, khổ 5.
    Liên hệ với đoạn thơ “Một khúc ca xuân” của Tố Hữu. Để tìm điểm gặp gỡ của hai tác giả.
    • Kết bài:
    Khẳng định lại giá trị nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ.
    Liên hệ bản thân.