Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thi qua truyện Những đứa con trong gia đình

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nghệ thuật kể chuyện của Nguyễn Thi qua truyện Những đứa con trong gia đình

    Bài làm:

    Mở bài:

    Câu chuyện kể về gia đình này được tác giả Nguyễn Thi trần thuật thông qua những hồi tưởng, suy nghĩ và cảm nhận của Việt – một chiến sĩ giải phóng trẻ tuổi, bị lạc một mình nằm ở lại chiến trường.

    Thân bài:

    Truyện ngắn Những đứa con trong gia đình được trần thuật chủ yếu qua giọng hồi tưởng của nhân vật Việt khi lâm vào một hoàn cảnh đặc biệt: bị thương nặng một mình nằm lại chiến trường. Kết cấu của truyện ngắn được triển khai theo diễn biến của trí nhớ, của dòng hồi tưởng của Việt, khi đứt khi nối. Sau những lần ngất đi rồi tỉnh lại.
    Cách thức trần thuật như thế đã đem đến cho tác phẩm màu sắc trữ tình đậm đà, tự nhiên, sống động; Đồng thời cũng tạo điều kiện cho nhà văn có thể nhập tâm vào thế giới nội tâm của nhân vật để dẫn dắt câu chuyện. Diễn biến câu chuyện vì thế cũng hết sức linh hoạt, không phụ thuộc vào trật tự thời gian tự nhiên. Tác giả có thể xáo trộn không gian với thời gian, từ những chi tiết ngẫu nhiên của hiện thực chiến trường mà gợi ra những hồi tưởng đến quá khứ, khi gần khi xa, từ chuyện này sang chuyện khác hết sức tự nhiên của nhân vật.
    Chẳng hạn, lúc Việt tỉnh dậy lần 2, trời đã: “lất phất mưa”; Việt cảm thấy “hơi gió lạnh đang lùa trên má” và nghe thấy tiếng “ếch nhái kêu dậy lên” ( Điều cần lưu ý là do hai mắt bị thương nên Việt không nhìn thấy gì hết, mọi cảnh vật xung quanh anh chỉ có thể cảm nhận bằng giác quan khác: thính giác, xúc giác,…)
    Chính cái âm thầm có thực vang lên giữa chiến trường, giữa đêm tối mênh mông ấy đã gợi cho Việt nhớ đến những ngày còn ở quê hương, những đêm mưa hai chị em xách đèn soi lóp ngóp đi bắt ếch, cười từ lúc đi cho đến lúc về. Và khi đổ ếch vào thùng, chú Năm thế nào cũng sang và cũng rất tự nhiên nói đến cuốn gia phả của gia đình mà chú là tác giả. Đến đây dòng hồi tưởng của Việt đột ngột đứt vì một lần nữa anh bị ngất đi.
    Kết cấu truyện:
    Không theo trình tự diến biến của thời gian, câu chuyện bắt đầu từ việc Việt bị thương, nằm lại ở chiến trường, và sau đó là những hồi tưởng nhớ về quê hương, tuổi thơ với những kĩ niệm sâu sắc,… tiếp đó lại trở lại cảnh hiện tại,…
    Mạch truyện kể của nhà văn cũng không liền mạch, khi đứt khi nối (phù hợp với trajg thái khi ngất khi tỉnh của nhân vật Việt).
    Dòng hồi tưởng tiếp theo của Việt lại bắt đầu khi Việt choàng dậy, nghe thấy tiếng trực thăng phành phạch bay từng đàn trên đầu và tiếng súng nổ từng đoạn ở phía xa. Việt nhận ra lúc này đã là ban ngày vì ngửi thấy mùi nắng và nghe “tiếng chim cu rừng gù gù đâu đây”. Tiếng chim gợi nhớ đến chiếc ná thun hồi ở nhà, Việt thường xách đi bắn những con cu cổ đeo những chấm xanh đỏ, óng ánh như cườm. Thế rồi chiếc ná thun lại dẫn Việt trở về với những kĩ niệm về người Mẹ giàu lòng vị tha, hết lòng vì chồng con, cuộc đời chồng chất những khổ đau bất hạnh mà rất đổi hiên ngang bất khuất.
    Cứ như thế, dòng hồi tưởng, liên tưởng của Việt cứ đứt rồi lại nối. Qua đó, tác giả mở rộng dần đối tượng cần miêu tả, mỗi lúc càng đi sâu đời sống nội tâm của nhân vật, làm hiện lên vừa cụ thể vừa sinh động những gương mặt tiêu biểu của một gia đình, từ ông nội, chú thím Năm, ba và má Việt cho đến thế hệ trẻ hôm nay như Việt và Chiến, rồi cậu Út em.

    Kết bài:

    Câu chuyện kể không liền mạch: lúc hiện tại, lúc là quá khứ, lúc là chuyện xảy ra ở chiến trường, khi lại là những kĩ niệm ở quê nhà,… Lối kể chuyện này phù hợp với tình thế và trạng thái mà nhân vật Việt đang phải trải qua (bị thương, hai mắt không nhìn thấy gì, một mình nằm lại ở chiến trường, khi ngất, khi tỉnh,…)
    Trong truyện ngắn, tác giả Nguyễn Thi đã sử dụng những chi tiết có tính gợi


    Dạng đề thường gặp:

    1. Những đặc sắc nghệ thuật của truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

    2. Phân tích những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai nhân vật Việt và Chiến trong truyện ngắn Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi

    3. Giải thích và chứng minh câu nói của chú Năm về sự tiếp nối truyền thống của gia đình qua hình ảnh ví von của dòng sông