Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Dàn bài

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nhân vật bé Thu trong đoạn trích truyện Chiếc Lược Ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Dàn bài


    10.jpg
    Dàn bài gợi ý:
    • Mở bài:
    Giới thiệu về Nguyễn Quang Sáng và truyện Chiếc lược ngà. Nêu hoàn cảnh sáng tác: năm 1966, vào thời chống Mĩ khốc liệt.
    Cảm nhận chung về nhân vật bé Thu: Tình cảm mạnh mẽ, sâu sắc. Cá tính cứng cỏi đến mức ương ngạnh nhưng vẫn là một đứa trẻ hồn nhiên, ngây thơ.
    • Thân bài:
    Khái quát được cảnh ngộ của bé Thu:

    Đất nước có chiến tranh, cha đi công tác khi Thu chưa đầy một tuổi, lớn lên em chưa một lần được cha chăm sóc yêu thương, tình yêu Thu dành cho cha chỉ gửi trong tấm ảnh chụp cùng má.

    Phân tích diễn biến tâm lý nhân vật bé Thu:

    + Tâm trạng của bé Thu lúc đầu: ngạc nhiên, sợ hãi và bỏ chạy; không nhận ông Sáu là cha vì ông không giống trong bức ảnh; luôn tỏ ra lạnh nhạt, xa lánh ông Sáu; phản ứng quyết liệt, rồi trốn sang nhà bà ngoại kể nồi tức tối của minh (phản ứng rất thơ ngây của đứa trẻ).
    + Tâm trạng của bé Thu lúc sau: buồn rầu nghĩ ngợi thể hiện sự ân hận : uối tiếc sau khi được bà ngoại giải thích; hối hận và nhận cha đúng lúc phải chia tay cha; bộc lộ tình cảm mãnh liệt và xót xa.

    Nghệ thuật xây dựng nhân vật bé Thu:

    + Tình huống truyện (éo le).
    + Khắc họa tâm lý nhân vật (sự bướng bỉnh trẻ con, khi cha sắp đi).
    + Ngôn ngữ đậm chất Nam Bộ (chân chất, mộc mạc, giàu tình cảm).
    • Kết bài:
    Tác phẩm là câu chuyện kể cảm động về tình cha con; thể hiện tấm lòng yêu thương, nhạy cảm của nhà văn đối với con người.
    Rút ra bài học, liên hệ nêu suy nghĩ bản thân.