Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao


    11.jpg
    • Mở bài:
    Chí Phèo là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Nam Cao và của nền văn học hiện thực phê phán. Tác phẩm viết năm 1941, lúc đầu có tên là Cái lò gạch cũ. Nhà xuất bản Đời mới tự đổi tên thành Đôi lứa xứng đôi. Khi in trong tập Luống cày tác giả đổi tên thành Chí Phèo. Nội dung viết về người nông dân nghèo bị xã hội đẩy vào bước đường cùng, bị tước đoạt quyền làm người.
    • Thân bài:
    Chí Phèo là đứa trẻ mồ côi lớn lên hiền lành. Anh làm canh điền cho Bá Kiến. Vô cớ, Chí Phèo bị vào tù (nhà tù thực dân). Khi ra tù, Chí Phèo trở thành kẻ lưu manh, thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại. Kể từ đó, cuộc sống của Chí Phèo chìm trong bóng tối cho đến khi Chí gặp Thị Nở. Bằng tình yêu thương, Thị Nở đã thức tỉnh lương tâm, thức tỉnh khát vọng sống, thức tỉnh quyền làm người vốn từ lâu đã bị lãng quên ở Chí Phèo. Thế nhưng, Chí Phèo lại bị xã hội từ chối. Quá tuyệt vọng, Chí Phèo giết Bá Kiến và tự sát.
    Toàn bộ bức tranh cuộc sống con người ở làng Vũ Đại được Nam Cao miêu tả khá kĩ lưỡng qua truyện ngắn Chí Phèo.
    – Là vùng đất “quần ngư tranh thực” theo lời của ông thầy địa lí đã nói
    – Bọn cường hào thống trị chia phe và tìm cách xâu xé lẫn nhau, dựa vào quyền lực để đè nén, ức hiếp nhân dân.
    – Mâu thuẫn giữa nông dân và bọn cường hào địa chủ là mâu thuẫn chính và quyết liệt
    Làng Vũ Đại chính là hình ảnh thu nhỏ chân thực của nông thôn Việt Nam với nhiều mâu thuẫn thối nát.
    Nhân vật Chí Phèo:

    *Trước khi vào tù:


    – Nguồn gốc xuất thân:
    + Mới sinh ra đã bị bỏ rơi, tuổi thơ bơ vơ hết nhà này đến nhà khác. Lớn lên, Chí đi ở cho Bá Kiến, không có tài sản gì -> số phận bất hạnh, đáng thương.
    + Bản chất vốn có: chăm chỉ lao động, có tâm hồn trong sáng, ý thức sâu sắc về nhân phẩm, giàu mơ ước -> là người chăm chỉ, hiền lành, lương thiện.
    Trước khi vào tù Chí Phèo sống cuộc sống nghèo khó nhưng là cuộc sống của người nông dân chân chính, lương thiện
    *Con đường tha hóa:

    – Chí Phèo vô có bị đẩy vào tù (do Bá Kiến ghen)
    – Ra tù: Chí trở thành một con người hoàn toàn khác từ hình dáng đến phẩm chất
    + Ngoại hình: “cái đầu trọc lóc, cái răng cạo trắng hớn…trông gớm chết” -> ngoại hình quái dị của một kẻ lưu manh-> tố cáo chế độ nhà tù tàn ác của bọn thực dân.

    + Tính cách:

    Về hôm trước, hôm sau đã say khướt và cất tiếng chửi, không ai lên tiếng chỉ có tiếng sủa của ba con chó và một thằng say rượu-> khát khao được giao tiếp nhưng không ai đáp lời -> Tâm trạng cô đơn, đau đớn khi không được XH thừa nhận là một con người. Đến nhà Bá Kiến lần thứ nhất: chửi, rạch mặt ăn vạ, liều chết -> tính cách của tên du côn. Sau khi đến nhà Bá Kiến lần thứ 2 để xin đi ở tù Chí trở thành tay sai cho Bá Kiến:

    + Ngoại hình:

    Không phải là mặt người, mặt của con vật lạ, vằn dọc vằn ngang không thứ tự…-> mang gương mặt của con vật lạ
    + Tính cách: mất dần ý niệm về thời gian, tuổi tác, triền miên trong những cơn say. Trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại: “Phá tan biết bao cơ nghiệp làm đổ máu và nước mắt của biết bao người dân lương thiện…”. Chí ngập sâu trong vũng bùn tội lỗi, bị xói mòn về nhân phẩm, trượt dài trên con dốc của sự tha hóa, tha hóa một cách triệt để. Từ một anh canh điền hiền lành, lương thiện, qua bàn tay của bọn cường hào ác bá và nhà tù thực dân đã biến Chí thành kẻ lưu manh, côn đồ, tha hóa.
    Qua hình tượng Chí Phèo, Nam Cao muốn phản ánh một hiện tượng phổ biến đã trở thành quy luật trong xã hội cũ: chừng nào còn có áp bức, bóc lột thì chừng ấy còn có những người dân lương thiện bị đẩy vào con đường cùng trở thành kẻ lưu manh, tha hóa. Đó là giá trị hiện thực sâu sắc của tác phẩm này.
    Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo sau đêm ăn nằm với Thị Nở:

    – Sau đêm gặp Thị Nở:

    + Cảm giác: “miệng đắng nhạt lòng mơ hồ buồn” , chân tay bủn rủn, sợ rượu. Chí đã phục hồi về cảm giác.
    + Tâm trạng: nằm một mình trong nhà, lần đầu tiên cảm nhận được nhịp sống đời thường, cảm thấy buồn. Hắn nhớ về quá khứ với ước mơ giản dị, về mái ấm gia đình. Chí nhận thức về tuổi già, ốm yếu và “sợ nhất là sự cô độc” . Chí đã biết suy nghĩ, lo lắng, nhận thức được cuộc sống. Phần người trong Chí dần dần hồi phục. Sự thức tỉnh về tâm hồn

    – Khi Thị Nở mang cháo hành tới:

    + Cháo hành: món ăn bình dị nhưng là phương thuốc nhiệm màu -> chứa chan tình đời, tình người
    + Thái độ, tâm trạng Chí: vô cùng ngạc nhiên, xúc động “hắn thấy mắt mình hình như ươn ướt” -> lần đầu tiên được quan tâm, săn sóc bởi một tình người thực sự
    + Cháo hành bốc khói gợi nhiều cảm xúc trong Chí: vui, buồn, ăn năn, nói với Thị Nở những lời chân thành, giản dị, cử chỉ, điệu bộ đáng yêu
    + Thèm sống cuộc đời lương thiện, Chí đặt tất cả niềm hi vọng và Thị Nở. Thị sẽ là nhịp cầu nối hắn với cuộc sống lương thiện.
    Chí Phèo thực sự thức tỉnh và muốn trở về cuộc đời lương thiện. Bản chất của Chí Phèo chưa hoàn toàn mất đi mà chỉ ngủ quên trong lốt quỷ, Thị Nở như một cơn gió thần thổi vào làm thức tỉnh bản chất lương thiện trong Chí. Tình yêu có sức mạnh cảm hóa con người. (giá trị nhân đạo).
    Đoạn văn miêu tả Chí Phèo thức tỉnh là một đoạn tuyệt bút đầy chất thơ và vút lên tư tưởng nhân đạo của tác giả.
    Chí Phèo rơi vào bi kịch: Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:

    – Lời của bà cô Thị Nở: ngăn cấm Thị Nở lấy Chí phèo. Định kiến tàn nhẫn của xa hội không chấp nhận cho Chí Phèo hoàn lương
    – Tâm trạng Chí: nghĩ ngợi -> hiểu -> ngẩn người -> ngẩn mặt (lúc đầu Chí tưởng Thị đùa nhưng rồi Chí đã nhận ra sự thật phũ phàng)
    – Đuổi theo Thị Nở, cố níu kéo nhịp cầu lương thiện-> khát khao cháy bỏng cuộc sống lương thiện
    – Đau đớn tột cùng -> uống rượu-> tỉnh ra thấm thía nỗi đau của một người bị hắt hủi nên “ôm mặt khóc rưng rức” -> rơi vào bi kịch tinh thần đau đớn: bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người

    – Thảm kịch đến với Chí phèo:

    Chí Phèo đến nhà Bá Kiến lần 3 đòi lương thiện: “Tao muốn làm người lương thiện” -> nhận ra kẻ thù của mình. Câu nói “Ai cho tao lương thiện” -> tuyệt vọng, là câu hỏi nhức nhối như lời tố cáo, lên án xã hội phi nhân tính đã quyết đi quyền sống của một con người. Hành động giết Bá Kiến: nhận ra kẻ thù, mâu thuẫn gay gắt chỉ có thể giải quyết bằng sự sống còn.
    Hành động tự sát : ý thức được nhân phẩm muốn trở về nhưng không được xã hội chấp nhận. Chí Phèo chết để bảo vệ nhân phẩm. Chết trên đường trở về hoàn lương. Cái chết không lối thoát -> số phận bi thảm của người nông dân trước CM qua đó tác giả muốn lên án, tố cáo xã hội thực dân, phong kiến đương thời.

    Một vài đặc sắc nghệ thuật:

    – Xây dựng nhân vật điển hình
    – Bút pháp miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy
    – Kết cấu truyện mới mẻ, linh hoạt
    – Nghệ thuật kể hấp dẫn, lôi cuốn
    – Giọng điệu: linh hoạt, phong phú
    – Ngôn ngữ sinh động, giàu hình ảnh, gần với lời ăn, tiếng nói hàng ngày.