Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích nhân vật ông Ngư trong đoạn trích Lục Vân Tiên gặp nạn


    02.jpg
    • Mở bài:
    Truyện thơ Nôm Lục Vân Tiên là tác phẩm xuất sắc nhất của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu. Thông qua tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu thể hiện niềm tin tưởng vào sự thắng lượi của chính nghĩa đối với cái phi nghĩa, đề cao sức mạnh của tấm lòng thiện lương và hành động trọng nghĩa khinh tài của con người. Nhân vật ông ngư trong tác phẩm là một minh chứng rõ ràng về triết lí nhân sinh sống vì việc nghĩa của nhà thơ.
    • Thân bài:
    Cuộc sống của ông Ngư là cuộc đời lao dộng bình thường của người dân lao động miền sông nước, được cảm nhận bằng trái tim đầy yêu thương của nhà thơ nên có phần thi vị hóa. Đó là cuộc sống trong sạch, thanh ca, vượt lên trên mọi sự cám dỗ thấp hèn. Ông Ngư sống tự do giữa thiên nhiên cao rộng và trù phú. Ông luôn lạc quan, ung dung, thanh thản. Có thể ứng phó với mọi tình huống. Ông luôn tìm thấy niềm vui trong công việc và cuộc sống của mình. Vui vầy, thong thả, nghêu ngao qua ngày tháng.
    Dường như, trong nhân vật ông Ngư, hiện lên một phần tâm hồn và khát vọng của nguyễn Đình Chiểu. Đó là một cuộc sống đáng sống, một cuộc sống tự do, tự tại, trong sạch, thanh cao mà Nguyễn Đình Chiểu muốn hướng tới.
    Đoạn thơ chính là tiếng lòng thổn thức của tác giả mư ước đến một cuộc sống yên bình và cao thượng. Qua nhân vật ông Ngư, tác giả không những đã nói lên sự thật ở đời mà qua đó còn bộc lộ quan điểm sống, quan niệm sống, những điều mong ước thiết tha nhất của mình. Đó chính là: Cái ưu ái đối với người lao động, sự kính mến họ là một đăc điểm của tâm hồn Đồ Chiểu.
    Ông ngư là nhân vật phụ, xuất hiện đại diện cho lòng tốt và sự cứu giúp của nhân dân.

    “Hối con vầy lửa một giờ
    Ông hơ bụng dạ, mụ hơ mặt mày”

    Câu thơ mộc mạc, hầu như không được trau chuốt gì gợi tả sâu sắc cảnh cứu Vân Tiên của gia đình ông Ngư. Có thể thấy ở đây một tình cảm đầy thương xót, hành động ân cần và chu đáo. Dù không biết Vân Tiên là ai, ông Ngư vẫn hết lòng cứu giúp. Trong tình thế cấp bách, cứu người là quan trọng nhất. Điều ấy thể hiện tấm lòng thương người của người dân Nam bộ.
    Sau khi Vân Tiên tỉnh lại, biết tình cảnh đáng thương của chàng, Ông Ngư khuyên bảo chàng ở lại. Ông sẵn sàng cưu mang chàng dù gia cảnh cũng không có gì khấm khá, cuộc sống đơn sơ, rau cháo qua ngày. Cũng như Lục Vân Tiên, Ông Ngư chẳng hề tính toán đến việc ân nghĩa: “Dốc lòng nhân nghĩa, há chờ trả ơn”.
    • Kết bài:
    Trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu không chỉ một lần nói đến tấm lòng hào hiệp trượng nghĩa. Một lần ở lục Vân Tiên, một lần ở Ông ngư và một lần ở Ông Tiều: Làm ơn mà lại trong người hay sao? Đây là môt kiểu kết cấu phố biến của truyện cổ nhân dân người tố găp nạn luôn bị cứu giúp. Lực lượng cứu giúp có khi là con người có khi là thần linh. Kiểu kết cấu này còn được lặp lại nhiều lần trong tác phẩm nhưng vẫn không gây nhàm chán bởi nó xuất phát từ triết lý nhân sinh phố biến: ở hiền gặp lành.