Phân tích Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích Phú sông Bạch Đằng của Trương Hán Siêu


    02.jpg
    • Mở bài:
    Cảm hứng về dòng sông vốn là đề tài nổi bậc trng nền văn học nước ta từ xưa đến nay. Những dòng sông hoặc trong xanh hiền hòa, hoặc ngầu đỏ phù sa không chỉ bồi đắp bờ bãi thành những dải đồng bằng phì nhiêu nuôi sống người dân Việt Nam mà còn là nơi chiến trường thủy chiến, nơi ghi dấu ấn những chiến thắng, chiến công vang lừng của dân tộc ta trong trường kỳ chống ngoại xâm. Sông Bạch Ðằng là dòng sông nổi tiếng nhất. Dòng sông này đã gắn với những chiến công của dân tộc và trở thành niềm cảm hứng của bao thế hệ thi nhân. Bạch Ðằng giang phú củaTruong Hán Siêu là tác phẩm đầu tiên và thành công nhất.
    • Thân bài:
    Trương Hán Siêu là môn khách của Trần Hưng Đạo, làm quan dưới bốn triều nhà Trần. Ông tính tình cương trực, học vấn uyên thâm, được vua Trần tin cậy, nhân dân kính trọng. Sông Bạch Đằng, nơi ghi dấu nhiều chiến công lịch sử hiển hách trở thành dề tài cảm hứng của nhiều tác giả như Trần Minh Tông với “Bạch Đằng giang”, Nguyễn Trãi với “Bạch Đằng hải khẩu”, Nguyễn Mộng Tuân với “Hậu Bạch Đằng giang phú”. Nhưng nổi tiếng hơn cả: Trương Hán Siêu với bài phú này.
    Bài Bạch Đằng Giang phú chưa rõ được sáng tác năm nào. Có lẽ vào khoảng 50 năm sau cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên – Mông thắng lợi. bài phú chia làm 4 đoạn. Đoạn mở : “Khách có kẻ… còn lưu” : cảm xúc lịch sử của nhân vật “khách” đối với cảnh sông Bạch Đằng. Đoạn giải thích :“Bên sông … ca ngợi” : lời các bô lão kể với “khách” về những chiến công lịch sử trên sông Bạch Đằng. Đoạn bình luận : “Tuy nhiên … chứa lệ chan” : suy ngẫm và bình luận các bô lão về những chiến công xưa. Đoạn kết :“Rồi vừa đi … đức cao” : lời ca khẳng định vai trò và đức độ con ngườ
    1. Mở đầu bài phú là cảm xúc của nhân vật khách trước cảnh sông Bạch Đằng

    a. Hình tượng nhân vật “khách”

    * “Khách” là sự phân thân của chính tác giả
    – Hình ảnh:
    +Giương buồm giong gió chơi vơi
    + lướt bể chơi trăng
    + Từ láy: mải miết, chơi vơi
    =>Tâm hồn phóng khoáng, yêu thiên nhiên của tác giả , xuất hiện với tư thế của con người có tâm hồn khoáng đạt, hoài bão lớn : “tráng chí bốn phương” (ý chí hùng tráng)
    +Liệt kê:
    . sông Nguyên, sông Tương, cửu Giang, Ngũ Hồ, tâm Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng-> địa danh ở TQ
    → Hình ảnh không gian rộng lớn→ “khách” đi qua chủ yếu bằng sách vở, bằng trí tưởng tượng.
    . Cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng
    ->Địa danh đất Việt
    => Có hiểu biết sâu rộng, thích du ngoạn
    + Điển tích: Tử Trường -> khao khát tìm hiểu lịch sử dân tộc
    b. Cảnh sông Bạch Đằng

    – Bát ngát sóng kình muôn dặm
    -> ước lệ, tượng trưng -> sông BĐ mênh mông, hùng vĩ, rộng lớn
    -Thướt tha…ba thu
    ->Đẹp, lãng mạn, trong sáng, nên thơ
    -Bờ lau… xương khô
    -> ảm đạm, hiu hắt(nơi ghi dấu những chiến công lịch sử)→ buồn
    => Cảnh hồi tưởng nhưng cụ thể và nhuốm tâm trạng của nhân vật khách
    c. Tâm trạng của nhân vật khách

    – Buồn vì cảnh thảm
    -Đứng lặng giờ lâu
    -Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
    -Tiếc thay dấu vết luống còn lưu
    -> Tâm trạng Vừa vui, vừa tự hào, vừa buồn đau, vừa tiếc nuối và xúc động “Đứng lặng giờ lâu” -> Nỗi lòng ưu hoài chiến tích. – Tâm trạng : Phấn khởi, tự hào, buồn thương, nuối tiếc vì những giá trị đang lùi vào quá khứ. Đó cũng chính là cảm hứng bi tráng, hào hung với một tư thế ung dung, phóng khoáng của khách
    ->Giọng văn vừa sảng khoái, vừa trầm lắng, vừa hào hùng, vừa bi thiết
    => Nhân vật khách là con người có tính cách mạnh mẽ, vừa có hồn thơ dạt dào cảm xúc, vừa là một kẻ sĩ nặng lòng ưu hoài trước thiên nhiên, chiến tích, thiết tha với lịch sử dân tộc
    2. Các vị bô lão kể về những chiến tích trên sông Bạch Đằng

    Hình tượng nhân vật các bô lão
    * Bô lão : ( có thể )
    . Người dân địa phương mà tác giả gặp
    . Nhân vật có tính hư cấu của tác giả
    + Đóng vai trò : là người kể lại và bình luận chiến tích trên sông Bạch Đằng.
    – Thái độ đối với khách : “vái ta mà thưa rằng”→tôn kính, hiếu khách.
    ->Nghệ thuật phân thân, đảm bảo tính khách quan và hấp dẫn cho câu chuyện
    + Kể về chiến tích
    “ Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã
    Ngô chúa phá Hoàng Thao”
    →kể cụ thể theo diễn biến chiến tích
    -Kể về diễn biến của chiến tích:
    “Đương khi ấy

    Giáo gươm sáng chói”
    ->Ta xuất quân với khí thế hào hùng
    – Trận chiến ác liệt :
    “ ánh nhật nguyệt > < phải mờ trời đất > <đổi” → kể hào hứng gợi không khí căng thẳng, gay go và quyết liệt của cuộc chiến bằng nghệ thuật khoa trương Những hình tượng kì vĩ, mang tầm vóc của đất trời đặt trong thế đối lập→báo hiệu cuộc thuỷ chiến kinh thiên, động địa. + Kết quả:“hung đổ hết lối “Đến nay nước sông tuy chảy hoài Mà nhục quân thù khôn rửa nổi!” → chính nghĩa chiến thắng => Lời văn ngắn, nhịp văn mạnh, thủ pháp khoa trương, phóng đạiphù hợp với diễn biến trận đánh
    -So sánh: Hai trận thủy chiến của ta với hai trận đại thủy chiến của TQ
    -> giọng văn đầy nhiệt huyết, tự hào, tràn đầy cảm hứng.
    =>Niềm tự hào dân tộc, lòng yêu nước
    3. Suy ngẫm, bình luận về chiến thắng :

    a. Chỉ ra nguyên nhân ta thắng lợi.

    “Từ có vũ trụ”:Trời cho ta thế hiểm, nhưng điều quyết định là ta có “nhân tài giữ cuộc điện an
    – Yêú tố chiến thắng :
    Thiên thời ( “trời cũng chiều người”)
    Địa lợi ( “đất hiểm”)
    Nhân hoà ( “nhân tài”)
    -Điển tích: Hàn Tín, Lã Vọng
    -> Nhấn mạnh tài trí của vua tôi nhà Trần→khẳng định vai trò, vị trí của con người
    b. Tâm trạng của khách

    – hổ mặt
    – lệ chan
    -> Giọng văn chùng xuống, trầm lắng thể hiện thái độ vừa cảm phục, vừa sững sờ, tiếc nuối
    →cảm hứng mang giá trị nhân văn và có tầm triết lí sâu sắc
    4. Lời ca khẳng định vai trò và đức độ của con người

    -Lời của chủ
    “Những người bất nghĩa tiêu vong
    Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh”
    →Tuyên ngôn về chân lý: bất nghĩa thì tiêu vong, anh hùng thì lưu danh thiên cổ :
    -Lời của khách:
    “Anh minh hai vị thánh quân
    Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh”
    ->ca ngợi con người- chiến tích.
    “Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao”
    =>Khẳng định vai trò và vị trí quyết định của con người trong tương quan với yếu tố đất đai, hiểm yếu.
    => Niềm tự hào dân tộc và tư tưởng nhân văn cao đẹp
    • Tổng kết:
    Bài phú sông Bach Đằng thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào về truyền thống đạo lí anh hùng bất khuất và đạo lí nhân nghĩa cao đẹp của tác giả. Tư tưởng nhân văn cao đẹp: khẳng định, đề cao vai trò của con người, đạo lí chính nghĩa
    -Bố cục chặt chẽ. Lời văn linh hoạt. Hình tượng nghệ thuật sinh động