Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-dec-xen)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích truyện ngắn Cô bé bán diêm (An-dec-xen)
    I. Tác giả, tác phẩm:
    1. Tác giả An-dec-xen:

    An – đec – xen(1805 – 1875), là nhà văn vĩ đại của Đan Mạch trong thế kỉ 19, nổi tiếng với thế giới về những truyện viễn tưởng, truyện cổ tích viết cho tuổi thơ.
    An-dec-xen sinh ra trong một gia đình thợ giày nghèo, nên từ nhỏ đã tự lập, kiếm sống, lưu lạc nhiều nơi. Ông say mê nghệ thuật từ thời niên thiếu, từng thử sức trong lĩnh vực thơ ca và sân khấu, nhưng đều thất hại. Tác phẩm của An – đec – xen để lại rất nhiều, nhưng chỉ có loại truyện cổ tích là đã làm cho tên tuổi ông trở thành bất tử.
    Năm An – đec – xen 30 tuổi, ông du lịch qua Pháp và Ý. Đóa hoa nghệ thuật nở rộ trong tâm hồn ông. Những “Truyện kể cho các em “ nối tiếp xuất hiện. Trong đó có những truyện đặc sắc như “Nàng tiên cá”, “Nàng công chúa hạt đậu”, “Bộ quần áo mới của Hoàng đế”, “Chú lính trì dũng cảm”, “Bầy thiên nga”, “Chim họa mi”, “Nữ thần băng giá”…v.v. được in đi in lại nhiều lần, để lại bao giấc mơ kì diệu trong tâm hồn tuổi thơ trên khắp hành tinh.
    Kho tàng truyện cổ tích An – dec – xen giàu chất nhân văn, đượm màu sắc hư ảo và thơ mộng, ngộ nghĩnh và thông minh, đáng yêu. Cốt truyện hấp dẫn, cách kể sinh động, lời văn nhẹ nhàng, trong sáng… đã tạo nên vẻ đẹp lâu bền của truyện cổ tích An – đec – xen.

    2. Truyện ngắn Cô bé bán diêm

    Truyện được xuất bản lần đầu tiên năm 1848 trong phần năm của quyển Nye Eventyr (Những truyện cổ tích mới) với nhan đề Den Lille Pige Med Svovlstikkerne (Cô gái bé nhỏ với những que diêm). Truyện này cũng đã được công bố ngày 30 tháng 3 năm 1863 như một phần của Fairy Tales and Stories (1863), Tập 2 (Eventyr og Historier) (1863).
    Vượt lên trên thời gian, rất nhiều lần, truyện ngắn Cô bé bán diem được bình chọn là 1 trong 100 truyện ngắn hay nhất mọi thời đại.

    Nội dung:
    Một đêm giao thừa, rét dữ dội và tuyết trắng, môt cô bé đầu trần, chân đi đất dò dẫm trong bước đi trong đêm tối. Đôi chân trần nhỏ bé, đỏ ửng lên, tím bầm lại vì lạnh rét. Suốt môt ngày dài chẳng bán được một hộp diêm nào, cô bé vô cùng thất vọng.
    Đêm giao thừa, nhà nhà sáng rực ánh đèn, sực nức mùi ngỗng quay. Rét và đói mà em vẫn phải lang thang trên đường. Tuyết bám đầy tóc và xếp thành từng búp trên lưng em. Lang thang mãi đêm khuya, trời càng rét dữ hơn. Mẹ em đã qua đời từ sớm, bà em cũng không còn nữa. Em không dám về nhà vì nếu không bán được ít bao diêm nào, sẽ bị người bố tàn bạo đánh đập. Nghĩ đến điều đó, em khẽ rùng mình. Em ngồi nép vào mốt góc tường, giữa hai ngôi nhà xa lạ. Đôi chân rét buốt, đôi hàn tay đã cứng đờ ra không cử động được.
    Em đánh liều quẹt một que diêm mà sươi cho đỡ lạnh. Ngọn lửa xanh lam sáng rực như than hồng. Nhìn ngon lửa que diêm em tưởng chừng đang ngồi trước một lò sưởi ấm áp. Que diêm tàn, ngọn lửa vụt tắt, em bần thần cả người. Chơt nghĩ ra đêm nay về nhà thế nào cũng bị hố mắng và đánh.
    Em lấy hết can đảm quẹt diêm thứ hai. Qua diêm cháy rực lên. Em chìm vào cơm mộng đẹp. Một bàn ăn đã dọn, khăn trải bàn trắng tinh, bát đĩa bằng sứ quý giá, sạch sẽ và cả một con ngỗng quay. Bất ngờ, con ngỗng quay nhảy ra khỏi dĩa chạy quanh bàn ăn rồi từ từ tiến về phía em. Que diêm lại tắt, mộng tan, đêm tối dày đặc và lạnh lẽo lại bao trùm.
    Em quẹt diêm thứ ba, bỗng em thấy hiện ra hàng cây thông noen lộng lẫy với ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh trên cành lá xanh tươi. Em với tay về phía cây thông nhưng diêm tắt, ánh nến bay lên thành những ngôi sao trên trời…
    Em quẹt que diêm thứ tư, hình ảnh người bà hiện lên với nụ cười hiền hậu. Em nhớ lại những ngày bà còn sống, bà cháu từng được sống sung sướng. Em van bà xin Thượng đế chí nhân cho em bay lên trời để được về với bà. Diêm tắt phụp, ảo ánh sáng rực trên khuôn mặt em cũng hiến mất. Sợ quá, em quẹt, quẹt, quẹt. Những ve diêm bùng cháy. Em hấy bầu trời sáng rực. Bà cầm tay em rồi hai hà cháu cùng bay lên cao, cao mãi về với Thượng đế.
    Sáng hôm sau, tuyết vẫn phủ mặt đất, nhưng nắng đẹp, trời xanh. Mọi người vui vẻ ra khỏi nhà. Họ nhìn thấy một em gái có đôi má hồng và đôi môi đang mỉm cựời nằm chết ở một xó đường vì giá rét đêm giao thừa. Thân thể em bé ngồi giữa những bao diêm, trong đó có một bao đã đốt hết nhẵn. Không ai ngạc nhiên hay để ý đến em.

    II. Phân tích văn bản:

    1. Bốn giấc mơ đẹp của em bé bán diêm:


    Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, ta cảm thấy phần cảm động nhất, thấm đẫm tinh thần nhân đạo nhất là khi An – đec – xen nói về những mộng tưởng của em bé.
    – Lần thứ nhất: Rét quá, tối tăm và cô đơn, em “đánh liều” một que diêm. Que diêm “sáng rực như than hồng” làm cho em tưởng chừng như “đang ngồi trước một lò sưởi bằng sắt có những hình nổi bằng đồng bóng nhoáng”. Trong giá rét, vượt lên trên mọi nhu cầu, em muốn được sưởi ấm.
    – Lần thứ 2: Que diêm thứ hai bùng cháy tren tay, em mơ được sống trong một mái nhà êm ấm có “tấm rèm bằng vải màu” có một mâm cỗ sang trọng. Bàn ăn có khăn trải bàn trắng tinh, có bát đĩa bằng sứ quý giá có một con ngỗng quay… Em đang “bụng đói cật rét” nên “mơ thấy ngỗng nhảy ra khỏi đĩa và mang cả dao ăn, phuốc – sét cắm trên lưng tiến về phía em….”
    – Lần thứ 3: Quẹt diêm thứ ba quẹt lên, em thấy hiện lên một cây thông Nô-en được trang trí lộng lẫy với hàng ngàn ngọn nến sáng rực, lấp lánh ưên cành lá xanh tươi. Em giơ tay về phía cây thông Nô-en thì diêm tắt. Em mơ thấy các ngọn lến bay cao lên mãi rồi “biến thành nhừng ngôi sao trên trời”. EM muốn được đón No-en ấm áp như những ngày còn có bà, lúc gia đình em còn sung túc.
    – Laafn thứ 4: Que diêm thứ tư bùng cháy, ánh lửa xanh tỏa ra. Em bé mơ “thấy rõ bà em đang mĩm cười với em”. Em bé nguyện cầu tha thiết: “Cháu van bà, bà xin Thượng đế chí nhân, cho cháu về với bà…”. Em muốn bà em trở lại, muốn ở cạnh bà, được bà che chở và chăm sóc.
    – Những lần sau đó: Em quẹt hết cả bao diêm. Diêm nối nhau chiếu sáng. Đêm càng khuya càng rét, tuyết càng phủ dày mặt đất, em bé chập chờn trong mơ. Em thấy bà em hiện lên to lớn và đẹp lão. Bà nội cầm tay em, hai bà cháu “về chầu Thượng đế”.

    2. Ý nghĩa hình tượng ngọn lửa diêm:

    Hình tượng ngọn lửa là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình, về ấm no hạnh phúc, được ăn ngon mặc đẹp, được vụi chơi và sống trong tình thương. Từ những ngọn ỉửa diêm đã hóa thành những ngôi sao trên trời… để soi đường cho em bay lên ở với bà nội trên Thượng giới.
    Qua ngọn lửa ấm áp và những ngôi sao lấp lánh trên bầu trời ảo vọng, An-đec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc bình dị, hoặc kì diệu của tuổi thơ. Vẻ dẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện lài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.

    III. Luyện tập:

    Đề bài 1: Cảm nghĩ về ý nghĩa truyện ngắn Cô bé bán diêm


    Cái phong vị phương Bắc, với hoa tuyết, với những cánh thiên nga, nàng tiên cá, với ngọn lửa diêm thần kì, đẹp như tuổi thơ chúng ta sống vơi bao giấc mơ huyền ảo, những giấc mơ thần kì. Người đọc từng rưng rưng nước mắt và băn khoăn tự hỏi: mẹ em bé di đâu? Tuổi thơ đẹp nhất của em là quãng thời gian được sống bên bà hiền hậu, trong ngôi nhà xinh xắn có dây trường xuân bao quanh. Cuộc đời em trở nên bất hạnh từ sau ngày bà nộì mất, sống bên người bố thô lỗ, cục cằn, em phải “chịu chui rúc trong một xó tối tăm, luôn luôn phỉa nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”.
    An-đec-xen dẫn chúng ta đi theo con đường bán diêm của cô bé. Con đường ngắn ngủi chỉ quẩn quanh khu phố mà cứ ngỡ như em đã làm một cuộc vạn lí trường chinh. Một thời điểm điển hình nói lên sự nghèo knổ, nói lên nỗi bất hạnh tột cùng của một em bé. Đó là đêm giao thừa “rét dữ dội, tuyết rơi”. Em ra đi đầu trần, chân đất. Lúc đầu có đôi “giày vải phỏng”, nhưng chỉ một lát sau thôi, giày của em, chiếc thì bị xe song mã nghiến, chiếc thứ hai thì bị một thằng bé lạ cướp lấy, tung lên trời và nó bảo đem về “làm nôi cho con chó sau này”. Em đi bán diêm trong đêm tối với đôi chân trần nhỏ bé. Chẳng mấy chốc “chân em đỏ ửng lên, rồi tím bằm lại vì rét”. Nhìn em, ai mà chẳng cảm thấy thương tâm.
    Nhà văn tạo nên hai nghịch cảnh trong một đêm giao thừa. Một em bé đi bán diêm suốt một ngày mà chẵng bán được một bao diêm nào, “bụng đói” đi lang thang trên đường, chẳng được ai giúp cho em chút đỉnh. Mái tóc và lưng em bám đầy tuyết. Trái lại, cửa sổ mọi nhà đều “sáng rực ánh đèn” và trong phố thì “sực nức mùi ngỗng quay”. Tất cr mọi người, trừ mỗi em, đang sum vầy, hạnh phúc và ấm áp bên gia dình.
    Đó là hai cảnh trái ngược. Câu chuyện trở lên thấm vị đời sống trong cơ đơn, buồn tủi. Quá khứ hạnh phúc trở về trong tâm hồn em có lẽ cũng là hiển nhiên thôi. Mái nhà xưa với dây trường xuân, với hình ảnh người bà hiền hậu, đầm ấm thế, yên vui thế! Nay còn đâu? Mái nhà hiện tại thì tồi tàn, người bố tàn ác. Số phận em bé bán diêm thật cay đắng và đáng thương biết bao! Đằng sau cảnh đời, đằng sau số phận em bé bán diêm đêm giao thừa là một cái nhìn dõi theo của nhà văn An-đec-xen với biết bao trăn trở.
    Đối với đời người, mọi bất hạnh đều thật đáng sợ. Nhưng, nỗi bất hạnh của tuổi thơ càng đáng sợ hơn. Có biết rằng: “Tình thương của cha mẹ là thiên đường tuổi thơ” mới thấy cái sâu sắc trong tấm lòng nhân ái của nhà văn.
    Ông nhắc khẽ ai đó đang được sống yêu thương, sung sướng trong vòng tay bố mẹ mình nên biết cảm thông với cái khổ tâm, nỗi thương đau của các bạn nhỏ bất hạnh như cô bé bán diêm này. Bởi lẽ, biết san sẻ cùng đồng loại cũng là một cách để tìm kiếm hạnh phúc.
    Mặt đất và bầu trời vẫn đẹp. Thế nhưng, ở đâu đó, vẫn có kẻ vô tình, vô cảm trước nỗi đau của con người. Cuộc đời vẫn nhiều nghịch cảnh đau buồn như “tuyết vẫn phủ kín mặt đất”. Ai mà biết được “cảnh huy hoàng lúc hai bà cháu bay lên để đơn lấy những niềm vui đầu năm?”.
    Mở đầu câu chuyện, cô bé cô đơn trong bóng tối mịt mù và cái lạnh căm căm. Kết thúc câu chuyện, cô bé bay lên với ánh sáng. Cô không còn thấy lạnh, thấy cô đơn nữa. Cô được giải thoát mọi sự khổ đau trên mặt đất này. Kết thúc tuy buồn nhưng có lẽ là một kết thúc hợp lí, thấm đẫm tính nhân văn. Phải chăng, nhà văn, qua nhân vật cô bé bán diêm, mong ước rằng làm thế nào để trên mặt đất này, lòng thương phủ khắp, sẽ không còn những em bé bất hạnh, khổ đau như cố bé bán diêm. Dó cũng là điều mà mọi trái tim đều mong ước đến.
    Đọc truyện “Cô bé bán diêm”, hình tượng ngọn lửa que diêm là hình tượng lấp lánh nhất. Đó là ngọn lửa của ước mơ tuổi thơ về mái ấm gia đình mà ông bà, cha mẹ đem lại cho con cháu. Qua ngọn lửa và ngôi sao sáng, An-dec-xen đã cảm thông, trân trọng, ngợi ca những ước mơ hoặc là bình dị hoặc là kì diệu của tuổi thơ. Vẻ đẹp nhân văn của truyện “Cô bé bán diêm” được thể hiện tài tình qua hình tượng ngọn lửa ấy.
    An-đec-xen cũng nhắc mọi ngươi phải biết san sẻ tình thương, đừng có phũ phàng hoặc vô tình, vô cảm trước nỗi đau, nỗi bất hạnh của các em nhỏ. Nhà văn có một lối viết nhẹ nhàng nhưng giá trị nhân bần thật sâu sắc. Thông điệp lớn nhất ông gơi đến nhân loại là: hãy vun đáp cho tuổi thơ trong thế giới này một cuộc sông ấm no, hạnh phúc và ca hát hồn nhiên giữa trời xanh hòa bình. ,

    Đề bài 2: Cảm nhận ý nghĩa giấc mơ thứ tư của em bé trong truyện Cô bé bán diêm của An-đec-xen.

    Giấc mơ em bé mơ thấy sau khi quẹt que diêm thứ tư là xúc động nhất trong truyện. Em bé chìm dần vào ngọn lửa xanh. Em “nhìn rõ rằng bà em đang mỉm cười với em”. Em mơ được sống lại những ngày êm ấm, hạnh phúc thưở bé thơ gia đình, bên người bà hiền hậu.
    Đã hơn một thê kỷ trôi qua, từ ngày An- đec-xen viết truyện “Cô bé bán diêm” (1845), người đọc khắp hành tinh gần xa, nhất là những bạn nhỏ, hình như vẫn còn nghe văng vẳng dâu đây lời nguyện cầu tha thiết của em bé tội nghiệp: “… xin bù dừng bồ cháu ờ nơi này… cháu van bà, bà xin Thượng đế chỉ nhân, cho cháu về với bã. Chắc Người không từ chối đâu”.
    Que diêm cháy sáng rồi tàn dần làm tan giấc mơ. Cuối cùng, que diêm tắt phụt, và ảo ảnh rực sáng trên khuôn mặt em bé cũng biến mất. Hốt hoảng, em quẹt lên không biết bao nhiêu que diễm nữa. Em muốn giữ lại hình ảnh của bà. Có lẽ, lúc này, em không còn lo sợ bị bố đánh nữa. Bà nội cầm tay em cùng bay len cao, cao mãi “chẳng còn đói rét, đau buồn nào đe dọa” em nữa. Hai bà cháu “đã về chầu Thượng đế”.
    Cũng như Tiên, Phật (Bụt), …. trong truyện cổ dân gian Việt Nam, Thượng đế trong truyện cổ An-dec-xen là một biểu tượng về niềm tin hướng tới cái thánh thiện vô cùng cao cả, thiêng liêng, tốt đẹp. Thượng đế trong ước mơ chứ không phải Thượng đế trong Kinh thánh, trong đạo giáo. Mơ ước của em bé là mãi mãi muốn được thoát khỏi mọi sự khổ đau, được sống bên bà trong yên vui, ấm no, hạnh phúc. Em muốn vĩnh biệt hiện thực đói rét, đau khổ, côi cút để bước sang một thế giới hạnh phúc, tốt đẹp: đó là lên trời với Thượng đế chí nhân.
    Em bé đã chết trong cái đói, cái rét lạnh cùng cực, ngay trong đêm giao thừa, lúc mà thượng đế đến với loài người. Em đã chết trong sự vô tình của thế gian. Và có lẽ, Thượng đế cũng thấu rõ điều đó.