Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng)


    23.jpg
    • Mở bài:
    Bài Đức tính giản dị của Bác Hồ trích từ bài Chủ tịch Hồ Chí Minh, tinh hoa và khí phách của dân tộc, lương tâm của thời đại, diễn văn do cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đọc trong ngày lễ kỉ niệm 80 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chủ Minh (1890-1970). Bài viết ngợi ca đức tính và lối sống vô cùng giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh, vị cha già dân tộc đã dành trọn cuộc đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giành đọc lập dân tộc và thống nhất lãnh thổ.
    • Thân bài:
    Văn bản có bố cục ba phần khá chặt chẽ, trong đó tác giả tập trung làm nổi bật đức tính giản dị của Bác ở các phuơng diện: trongđ sống sinh hoạt; trong quan hệ với mọi người; trong nói và viết.

    Bác giản dị trong đời sống sinh hoạt hằng ngày:

    Bữa cơm của Bác hết sức đạm bạc với vài ba món giản đơn như cá kho, rau luộc, cà pháo,… Khi ăn không để rơi vãi hạt cơm nào. Ăn xong, cái bát sạch và thức ăn được sắp tươm tất.
    Đồ dùng của Người cũng hết sức ít ỏi. Một cái rương nhỏ đựng vài ba bộ quần áo, một cái giường ngủ nhỏ nhắn, đơn sơ là nơi người nghỉ ngơi mỗi tối, một đôi dép cao su, mấy món quà kỉ niệm của bạ bè và nhân dân thế giưới gửi tặng là tất cả những gì người có trong suốt cuộc đời của mình. Chẳng bao giờ Bác tự mua sắm cái gì cho riêng mình. Những đồ dùng người có là do chính phủ cấp hoặc do bà con, bạn bè tặng cho.
    Bác ở trong một mái nhà sàn với vài ba phòng luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn tâm hồn phóng khoáng, yêu thiên nhiên, tao nhã vô cùng. Nơi đây cũng là nơi Bác làm việc hằng ngày. Các đồng chí trong chính phủ cũng thường tới đây hội họp.
    Bác có lối sống vô cùng giản dị và thanh bạch. Suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc từ việc nhỏ đến việc lớn, chẳng lúc nào thấy Bác nghỉ ngơi. Bác là người tiết kiệm, có tác phong nhanh nhẹn, gọn gàng và tấm lòng biết quý trọng sức lao động của người dân. Trong nhà rất ít người giúp việc. Bác luôn tự mình làm lấy công việc của mình, thật ít khi nhờ đến người khác.
    Bác là người rất yêu lao động, sống chan hoà, yêu thương mội người. Đặt tên cho các đồng chí giúp việc những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường-Kì-Kháng-Chiến-Nhất-Định-Thắng-Lợi.

    Bác giản dị trong quan hệ với mọi người

    Với mọi người, dù là chủ tịch nước nhưng Bác rất hoà đồng với mọi người. Ai khó khăn, Người sẵn lòng giúp đỡ. Ai ốm đau, Người thăm hỏi tận tình, chu đáo.
    Ai làm được việc tốt, Người tuyên dương, khen thưởng. Ai mắc mỗi lầm, Người ôn tồn khuyên bảo chứ ít khi trách mắng ai.

    Bác giản dị trong lời nói, cách nghĩ và cách viết:

    Trong lời nói và bài viết bác luôn nói và viết có mục đích rõ ràng. Bác quan niệm phải làm cho mọi người hiểu được, nhớ được và làm được chứ không phải là nói cho hay, viết cho hay mà chẳng ai hiểu được làm được. Kể cả các chân lí của thời đại cũng được nói rất giản dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói của người dân nên hết sức dễ hiểu, dễ tháu nhận và làm theo.
    Đời sống vật chất giản dị của Bác đã hoà hợp với đời sống linh thần phong phú, với những tư tưởng tình cảm và những giá trị tinh thần cao đẹp nhất. Đó là đời sống thực sự văn minh và cao đẹp. Văn bản tập trung làm nổi bật đời sống giản dị của Bác. Sự giản dị ấy hoà hợp với đời sống tinh thẩn phong phú, vói tư tường và tình cảm cao đẹp của Bác. Qua đó, tác giả ngầm thể hiện lòng kính yêu và cảm phục đối với Bác.
    Trong vản bản, tác giả đã sử dụng kết hợp các phương thức nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận. Đồng thời, các lí lẽ, dẫn chúng được đưa vào vãn bản đều có sức thuyết phục cao bởi sự kết hợp hài hoà của cảm xúc ương quá trình nghị luận.
    • Kết bài:
    Đức tính giản dị của Hồ Chí Minh là bài ca ca ngợi phẩm chất và bản lĩnh phi thường của Bác Hồ kính yêu. Bài viết thể hiện tình cảm cao quý của Phạm Văn Đồng dành cho lãnh tụ Hồ Chí Minh. Đó cũng là tình cảm thiết tha của muôn triệu người dân Việt Nam dành cho Bác.