Phân tích vẻ đẹp của cảnh và tình trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích vẻ đẹp của cảnh và tình trong Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử


    13.jpg
    Cảnh (bức tranh thiên nhiên) và tình (bức tranh tâm trạng) thể hiện trong bài thơ

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…
    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra…
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà?

    Cảnh (bức tranh thiên nhiên) đẹp nhưng buồn:

    Cảnh vật mang vẻ đẹp riêng của xứ Huế.l với hình ảnh ánh nắng hàng cau trong ban mai, vườn cây xanh như màu ngọc:

    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền

    Cảnh vật đẹp nhưng buồn thiu, chia lìa, tan rã của gió, của mây, của cả đất trời:

    Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay…

    Cảnh hiện thực mà huyền ảo. Hình ảnh sông trăng, thuyền trăng mơ hồ như ảo ảnh:

    Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay?

    Hình ảnh áo anh “trắng quá nhìn không ra”; “sương khói mờ nhân ảnh” khiến không gian chìm khuất trong hư vô:

    Mơ khách đường xa, khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra…
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà?

    Tình (bức tranh tâm trạng): Buồn xót xa nuối tiếc, niềm khao khát yêu đời

    Nhà thơ yêu tha thiết Vĩ Dạ nhưng không về thăm lại được. Có thể do hoàn cảnh xa xôi, cũng có thể do mặc cảm về sự chia lìa. Hình ảnh gió mây ngược chiều, ngăn cách nhau: “Gió theo lối gió, mây đường mây” hình ảnh người thôn Vĩ thân thiết mà xa vời quá. Mạch cảm xúc của bài thơ thể hiện tình cảm, tâm trạng: ao ước, khao khát – hoài vọng, phấp phỏng – mơ tưởng, hoài nghi. Tất cả đều xuất phát từ lòng tha thiết yêu đời.
    Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc thể hiện yêu quê hương đất nước thầm kín của tác giả. Thôn Vĩ, xứ Huế chỉ còn trong hoài niệm, tâm tưởng của nhà thơ nhưng đã được vẽ ra sống động như hiện thực trước mắt. Điều đó cho thấy Hàn Mặc Tử tha thiết cảnh và người xứ Huế đến chừng nào.