Phân tích ý nghĩa bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích ý nghĩa bài thơ Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão


    10.jpg
    Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão​



    1. Tác giả:

    – Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) người làng Phù Ủng, huyện Đường Hào, tỉnh Hải Dương
    – Có nhiều chiến công lớn trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên
    – Là người văn võ song toàn

    2. Tác phẩm:

    – Tỏ lòng (Thuật hoài), Viếng Thượng tướng quốc công Hưng Đạo Đại Vương.
    – Thể thơ: Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
    – Viết bằng chữ Hán.
    – Nhan đề:
    +Thuật: bày tỏ,kể
    +Hoài: hoài bão, chí hướng
    Bày tỏ hoài bão, thuộc đề tài thi dĩ ngôn chí.

    Thuật hoài

    Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu,
    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu
    Nam nhi vị liễu công danh trái,
    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

    Dịch:

    Tỏ lòng

    Múa giáo non sông trải mấy thu,
    Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu.
    Công danh nam tử con vương nợ,
    Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

    1. Hình tượng con người và quân đội thời Trần.


    a. Hình tượng con người:

    Hoành sóc giang sơn cáp kỷ thu (Múa giáo non sông trải mấy thu)
    -Tư thế: “hoành sóc”: cầm ngang ngọn giáo -> lớn lao.
    -Hành động: gìn giữ non sông -> kì vĩ.
    -Bối cảnh:
    +Không gian: giang sơn -> rộng lớn.
    +Thời gian: mấy năm rồi (kháp kỉ thu) -> thời gian trải dài.
    =>Vẻ đẹp của con người với tầm vóc, tư thế, hành động lớn lao, kì vĩ. Con người xuất hiện với một tư thế hiên ngang mang tầm vóc vũ trụ, át cả không gian bao la, mở ra theo chiều rộng của đất nước và chiều dài của lịch sử.

    b.Quân đội thời Trần:

    Tam quân tỳ hổ khí thôn Ngưu
    (Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu)
    -Tam quân: ba đạo quân (tiền quân, trung quân, hậu quân) : quân đội nhà Trần -> tượng trưng cho sức mạnh dân tộc.
    – Sức mạnh: như hổ báo (tì hổ) -> NT phóng đại, so sánh: sức mạnh vật chất và tinh thần.
    – Khí thế: nuốt trôi trâu (khí thôn ngưu) -> hùng dũng.
    => Đông đảo, hùng tráng, mạnh mẽ tượng trưng cho sức mạnh dân tộc mang “hào khí Đông A”.
    => Vẻ đẹp con người và vẻ đẹp thời đại hòa quyện vào nhau.
    Bản dịch nhiều chỗ chưa thật sát nghĩa với bản phiên âm.
    + “hoành sóc” không phải là “múa giáo” mà là cầm ngang ngọn giáo
    + “ngưu” có thể là con trâu hoặc sao ngưu (hiểu theo cách nào cũng được)
    Hình tượng kì vĩ, thể hiện chí làm trai của con người. Đây là lí tưởng sống của trang nam nhi trong XHPK (trí thức PK)

    2. Chí làm trai và tâm tình của tác giả.

    a. Chí làm trai:
    Nam nhi vị liễu công danh trái
    (Công danh nam tử còn vương nợ)
    – Quan niệm về công danh của người con trai:
    + Lập công: lập kì tích, chiến công kì vĩ, để lại sự nghiệp to lớn vì dân, vì nước.
    + Lập danh để lại tiếng tốt, tiếng thơm cho đời.
    – Chí làm trai mang tinh thần và tư tưởng tích cực:
    + Là món nợ phải trả cho non sông, đất nước của kẻ làm trai.
    + Lí tưởng sống tích cực của trang nam nhi thời PK.
    => Có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu cho sự nghiệp lớn lao – sự nghiệp cứu dân, cứu nước của toàn xã hội.

    b. Tâm tình của nhà thơ:

    Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu
    (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu)
    – “Tu”: thẹn -> cái tâm của người anh hùng.
    – “Thẹn” vì chưa có tài mưu lược lớn để trừ giặc, cứu nước như Vũ Hầu Gia Cát Lượng.
    -> Nỗi thẹn của con người có nhân cách.
    – Thẹn vì chưa trả xong nợ nước.
    -> Cái tâm chân thành, trong sáng. Nỗi hổ thẹn khiêm tốn và cao cả của con người có nhân cách lớn.
    Thuật hoài (Tỏ lòng) của Phạm Ngũ Lão là bài thơ ca ngợi sức mạnh, hào khí của quân đội nhà Trần. Bài thơ đồng thời thể hiện niềm tự hào và khát vọng lập công danh của người làm trai, sống xứng đáng với thời đại anh hùng.