Phân tích ý nghĩa câu chuyện Tam đại con gà

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích ý nghĩa câu chuyện Tam đại con gà


    11.jpg
    TAM ĐẠI CON GÀ (Truyện cười)


    1. Truyện cười:

    a.Khái niệm: là tác phẩm tự sư dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ, kể về những sự việc xấu, trái tự nhiên trong cuộc sống, có tác dụng gây cười nhằm mục đích mua vui, giải trí.

    b. Đặc trưng:
    – Khai thác hành vi, thói xấu của một bộ phận đối tượng trong dân gian.
    – Chứa đựng những mâu thuẫn, quy luật trái tự nhiên và tiềm ẩn những yếu tố gây cười.
    – Dung lượng ngắn, kết cấu chặt chẽ, kết thúc bất ngờ.

    c. Phân loại :
    + Truyện cười khôi hài: nhằm giải trí, mua vui, giáo dục
    + Truyện cười trào phúng: phê phán những thói hư, tật xấu trong XH
    + “Tam đại con gà” thuộc loại truyện cười trào phúng: tiếng cười chế giễu, phê phán

    2. Văn bản: Tam đại con gà

    a. Thể loại: Truyện cười trào phúng
    b. Bố cục: 3 phần
    – P1: Mở truyện(câu đầu) giới thiệu mâu thuẫn trái tự nhiên
    – P2: Thân truyện: diễn biến câu chuyện
    – P3:Kết truyện (câu cuối) Tiếng cười oà ra.
    a. Đối tượng: Anh học trò dốt làm thầy đồ
    b. Mâu thuẫn gây cười: Anh học trò dốt nhưng hay nói chữ, khoe khoang→đó là một mâu thuẫn trái tự nhiên – chân lí khá phổ biến trong dân gian (quy luật trái tự nhiên: Xấu hay làm tốt, dốt hay nói chữ)
    c. Các tình huống và cách giải quyết:
    – Tiếng cười chưa bật ra mà đang nằm ở thế tiềm năng
    – Tiếng cười muốn bộc lộ và phát triển phải đặt trong những tình huống truyện khác nhauđể kiểm nghiệm.
    Tình huống 1: Gặp chữ “kê” → thầy đồ đi dạy học trò nhưng thấy mặt chữ có nhiều nét rắc rối, thầy không biết chữ gì, trò hỏi gấp, bí quá thầy đành nói liều: “dủ dỉ là con dù dì” → hơi buồn cười vì sự dốt nát mà liều lĩnh của thầy.

    Giải quyết tình huống:
    – Bắt học trò đọc khẽ: →dốt mà thận trọng giấu dốt: Vì học trò hỏi gấp → thầy giải thích bừa 1 cách thuận miệng chẳng có ý nghĩa gì → tiếng cười bật ra vì sự giấu dốt và sĩ diện hão của thầy
    – Khấn thổ công xin ba đài âm dương thì được cả ba→ tin đúng→ đọc to→ tiếng cười vang lên vì dốt lại mê tín. (Cái dốt được nhân lên khi có thêm một nhân vật dốt nữa là Thổ công. Một mũi tên trúng cả 2 đích)
    => Vừa dốt kiến thức sách vở, vừa dốt kiến thức thực tế. Đã dốt lại không biết cách học hỏi. Tuy nhiên tiếng cười chưa thật giòn giã lắm. Chính niềm vui của thầy, tiếng đọc bài rất to của học trò dẫn đến tình huống thứ 2

    Tình huống 2: Sự chạm trán, đối mặt với bố của học trò hay chữ→ bất ngờ
    + Thầy nhận ra mình dốt và thổ công cũng chẳng hơn mình
    + Giải thích từ “kê” 1 cách sâu sắc uyên bác, giảng đến nguồn gốc tận 3 đời: Dủ dỉ dù dì là chị con công, con công là ông con gà→ Tam đại con gà→ tiếng cười oà ra giòn giã vì lí sự cùn của thầy
    => Mâu thuẫn trái tự nhiên ở đây là cái dốt và sự giấu dốt; càng che dấu thì bản chất dốt nát càng lộ ra
    – Có ý kiến cho rằng: thầy đồ dốt thì quá dốt nhưng thầy cũng khá nhanh trí khi biện bạch với ông chủ. Đó là cái nhanh trí, mẹo vặt: cách nói có vần có nhịp nhưng lại hoàn toàn vô nghĩa.
    Câu chuyện ngắn gọn, kết cấu chặt chẽ, chỉ xoay quanh một mâu thuẫn gây cười; dốt – giấu dốt ,kết thúc bát ngờ. Thủ pháp nhân vật tự bộc lộ, cái dốt của nhân vật tự hiện ra, tăng dần theo mạch phát triển của truyện cho đến đỉnh điểm là kết thúc. Ngôn ngữ giản dị nhưng rất tinh, nhất là ở phần kết, sử dụng yếu tố vần điệu để tăng tính bất ngờ và yếu tố gây cười.

    d. Ý nghĩa phê phán: Tam đại con gà mang ý nghĩa phê phán, hóm hỉnh sâu sắc về một tật xấu: dốt mà lại che đậy cái dốt của mình một cách ngây ngô và liều lĩnh, dốt mà hay nói chữ, dốt học làm sang, dốt lại bảo thủ. Qua đó nhắn nhủ đến mọi người phải luôn học hỏi, không nên che dấu cái dốt của mình