Phân tích ý nghĩa và giá trị Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích ý nghĩa và giá trị Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân


    16.jpg
    Ý nghĩa và giá trị Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân

    • Mở bài:
    Nguyễn Tuân (1910 – 1987) là một trong những tác giả văn học nổi bậc nhất của nền văn học Việt nam thế kỉ XX. Ông là một nghệ sĩ tài hoa, uyên bác, có cá tính độc đáo. Nguyễn Tuân sáng tác ở nhiều thể loại song đặt biệt thành công ở thể loại tùy bút. Tác phẩm của Nguyễn Tuân luôn thể hiện phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú nhiều mặt và vốn ngôn ngữ, giàu có, điêu luyện. Chữ người tử tù là tác phẩm đặc sắc nhất, thể hiện sâu sắc phong cách viết văn của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng Tám 1945.
    • Thân bài:
    Chữ người tử tù rút từ tập truyện Vang bóng một thời (1940), một văn phẩm kinh điển, gần đạt tới sự toàn diện, toàn mỹ. Truyện kể về cuộc gặp gỡ định mẹnh giữa Huần Cao, một tử tù khét tiếng văn võ song toàn và viên quản ngục, một cai ngục có tấm lòng “biệt nhỡn liên tài”.
    Viên quản ngục nhận được phiến trát về sáu tên tử tù bị án chém, trong đó người đứng đầu là Huấn Cao. Huấn Cao là một người văn võ song toàn. Ngoài tài thư pháp ông còn là một anh hùng bất khuất hiên ngang. Có trong tay người tài, Viên quản ngục muốn có được chữ của Huấn Cao như có vật báu trong nhà. Ông biệt đãi và trân trọng Huấn Cao.
    Chính tâm lòng viên quản đã làm Huấn Cao cảm động. Trước khi lên kinh chịu án chém, ông đồng ý cho chữ. Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có đã diễn ra trong ngục tối: Cái đẹp nghệ thuật được sản sinh trong chốn lao tù. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên thầy quản về quê sống để giữ thiên lương cho lành vững rồi hãy thưởng thức cái đẹp.
    Cuộc gặp gỡ giữa Huấn Cao, là một người “đại nghịch” cầm đầu cuộc nổi loạn nay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp đình chịu tội và viên quản ngục, kẻ đại diện cho trật tự xã hội đương thời. Nhưng trên bình diện nghệ thuật, cả hai đều là người có tâm hồn nghệ sĩ, đều quý trọng cái đẹp ở đời. Họ là những người tri âm, tri kĩ với nhau. Chính tình huống độc đáo này làm nổi bật vẻ đẹp cả hình tượng Huấn Cao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục.

    hình tượng nhân vật Huấn Cao

    Huấn Cao là một nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp:

    Người khắp vùng tĩnh Sơn khen Huấn Cao có tài “tài viết chữ rất nhanh, rất đẹp”. Lời ca ngợi và mong ước của viên quản ngục “chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”, “có được chữ ông Huấn Cao mà treo là có một vật báu trên đời” thể hiện khá đầy đủ tài năng và bản lĩnh của Huấn Cao. Con người ấy có sức thu hút đến nỗi khiến viên quản ngục bất chấp sự an nguy của bản thân để biệt đãi Huấn Cao.
    huấn cao có tài viết chữ đứng đầu thiên hạ. Nét chữ của ông “vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bảo tung hoành của một đời con người”

    Huấn Cao là người có tâm hồn trong sáng cao đẹp:

    Ông cả đời “không vì vàng ngọc hay quyền thế mà phải ép mình viết câu đối” và mới chỉ cho chữ ba người bạn thân. Chứng tỏ Huấn Cao là người trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kĩ.
    Do cảm “tấm lòng biệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích quá cao quí” của quản ngục, Huấn Cao dã nhận lời cho chữ. Huấn Cao chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và yêu quí cái đẹp.
    Câu nói của Huấn Cao bộc lộ lẽ sống tốt đẹp: sống là phải xứng đáng với những tấm lòng. Phụ tấm lòng cao đẹp của người khác là không thể tha thứ.

    Huấn Cao còn là một trang anh hùng dũng liệt, có khí phách hiên ngang bất khuất.

    Huấn Cao dám chống lại triều đình mà ông căm ghét. Hành động “dốc gông” của Huấn Cao và thái độ “không thèm chấp” lời dọa dẫm của tên lính áp giải chứng tỏ dù bị xiềng xích nhưng ông vẫn hoàn toàn tự do về tinh thần.
    Tiếp nhận Huấn Cao khiến cho viên quản ngục, một người dù có nhiều kinh nghiệm trong nghê cuãng phải cẩn thận, dè chứng. Thái độ ấy biểu hiện rõ trong lời ông nói với thầy thơ lại đêm trước tiếp nhận tử tù: “Thầy liệu cái buồng giam đó có cầm giữ nổi một tên tù có tiếng là nguy hiểm không? Thầy có nghe thấy người ta đồn Huấn Cao, ngoài cái tài viết chữ tốt, lại còn có tài bé khoá và vượt ngục nữa không?”
    Huấn Cao “thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng sinh bình”. Đó là một phong thái tự do ung dung, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. Dưới mắt Huấn Cao, việc những kẻ đại diện cho quyền lực thống trị làm chỉ là “những trò tiểu nhân thị oai”. Ông đã trả lời quản ngục một cách khinh bạc đến điều.
    Huấn Cao là một nhân vật toát lên một vẻ đẹp khá toàn diện. Ông vừa là một con người rất mực tài hoa vừa là một con người hiên ngang khí phách, sống với một mục đích, lý tưởng cao đẹp bất chấp cả uy quyền và bạo lực. Ông luôn luôn đặt chữ “tâm” trên chữ “tài” và có quan niệm thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện. Cái đẹp và cái thiện phải luôn luôn đi đôi với nhau, gắn bó mật thiết với nhau, không thể tách rời nhau được. Huấn Cao quả là một nhân vật thật lý tưởng.
    Qua hình tượng nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn khẳng định một quan niệm của ông trong nghệ thuật. Cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau. Một nhân cách đẹp bao giờ cũng là sự thống nhất giữa cái tâm và cái tài. Quan niệm thẩm mỹ của Hụấn Cao cũng là quan niệm thẩm mỹ của Nguyễn Tuân, đó là một quan niệm thẩm mỹ tiến bộ lúc bấy giờ.

    Hình tượng nhân vật viên quản ngục:

    Viên quản ngục là người có phẩm chất tốt đẹp, được xây dụng như một sự đối lập với hình tượng Huấn Cao. Nhân vật quản ngục có tấm lòng biệt nhỡn liên tài, có sở thích chơi chữ đẹp. Đây là một tâm hồn nghệ sĩ lạc vào chốn nhơ bẩn làm nghề coi ngục nhưng quản ngục còn giữ được cái đức, cái tâm và biết quý trọng chữ nghĩa.
    Phải xử tử một người tài năng như Huấn Cao khiến viên quản ngục không ngừng boăn khoăn. Khung cảnh đêm khuya hỗn độn với bao nhiêu hình ảnh, bao nhiêu âm thanh xô bồ cũng là tâm trạng của viên quản ngục đang rối bời. Cho đến gần sáng, có một sự thay hết sức mới mẻ ở viên quản ngục: “Những đường nhăn nheo của một bộ mặt tư lự, bây giờ đã biến mất hẳn. Ở đấy, giờ chỉ còn là mặt nước ao xuân, bằng lặng, kín đáo và êm nhẹ”.
    Chính sự ngưỡng vọng bậc kì tài đã khiến viên quản ngục như thể lại. Chính tấm lòng biệt nhỡn liên tài đã khiến ông dũng cảm, táo bại, đi đến một hành động liều linh: biệt đãi Huấn Cao. Ý tưởng ấy đã khiến ông thấy nhẹ nhõm, như vừa dduwwocj giải thoát khỏi một gánh nặng ghê gớm mà chieuf nay hãy còn đè nặng.
    Ông biệt đãi Huấn Cao vì nhận thức được giá trị cao quý của con người này. Việc đem rượu thịt vào nhà tù cho Huấn Cao đó là một hành động mạo hiểm dũng cảm của ông. Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lừa lọc, tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quan coi ngục này là một thanh âm trong tréo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ.
    Sự tuân phục của quản ngục trước lời nói khinh bạc của ông Huấn chứng tỏ ông là người biết cuối mình trước cái đẹp. Huấn Cao đã nhận ra phẩm chất tốt đẹp của quản ngục. Viên quản ngục tuy không tạo ra cái đẹp nhưng biết yêu và trân trọng cái đẹp.
    Tuy sống bằng cái nghề độc ác, tàn bạo, nhưng viên quản ngục là một con người biết quí trọng kẻ có tài, biết yêu cái đẹp, trân trọng với cái đẹp, biết nghe theo lời khuyên bảo của Huấn Cao để trở về với cái thiện và giữ lấy cái đẹp.

    Cảnh cho chữ trong nhà lao, một cảnh tượng chưa từng có:

    Huấn Cao chấp nhận cho chữ viên quản ngục ngay trong ngục tù tăm tối. Đó là việc làm đáp lại một tấm lòng trong thiên hạ, là tấm lòng của người tri âm giành cho người tri kỷ. Người ta thấy cái tâm đang điều khiển cái tài. Cái tài, cái tâm, cái dũng đã hòa vào như để tạo nên cái đẹp. bút pháp lãng mạn: cảnh cho chữ được viết theo lối tương phản. Đó là sự đối lập của bóng tối và ánh sáng cái thiện và cái ác, cái cao cả và thấp hèn:
    Trong một không khí khói toả như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc toả cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.
    Người cho chữ uy nghĩ, lẫm liệt: Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván.
    Cái đẹp được khai sinh trong bóng tối, giữa chốn dơ bẩn và đáng sợ nhất trần gian. Trong cảnh đối lập đó người cho chữ và người nhận chữ vẫn say mê, hào hứng thành kính thiêng liêng:
    Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
    Trật tự, kỉ cương trong nhà tù hoàn toàn bị đảo ngược : tù nhân trở thành người ban phát cái đẹp, răn dạy ngục quan ; còn ngục quan thì khúm núm, vái lạy tù nhân, đón nhận lời chỉ dạy của kẻ tử tù. Cái đẹp thực sự đã cảm hóa trở thành bất tử.
    Thì ra, giữa chốn ngục tù tàn bạo, không phải những kẻ đại diện cho quyền lực thốngtrị làm chủ mà là người tử tù làm chủ. Đó là sự chiến thắng của ánh sáng đối với bóng tối, của cái đẹp đối với cái xấu xa, nhơ bẩn, của cái thiện đối với cái ác,… Đó là sự tôn vinh cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người bằng một bức tranh nghệ thuật đầy ấn tượng.
    • Kết bài:
    Truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công hình tượng Huấn Cao – một con người tài hoa, có cái tâm trong sáng và khí phách hiên ngang, bất khuất. Qua đó, nhà văn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và bộc lộ thầm kín lòng yêu nước.
    • Đề bài luyện tập:
    1. Tình huống truyệ cảu tác phẩm: “chữ người tử tù” là gì? Tác dụng của tình huống này đối với việc thể hiện tính cách nhân vật và kịch tính của truyện.
    2. Nhân vật quản ngục có phẩm chất gì khiến Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”, và tác giả coi đó là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ”
    3. Phân tích nhân vật Huấn Cao qua tác phẩm “chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
    4. Phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm “chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân làm rõ đây là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”.