Phân tích ý nghĩa và giá trị Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phân tích ý nghĩa và giá trị Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy


    • Mở bài:
    Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về một sư kiện và nhân vật lịch sử (hoặc có liên quan đến lịch sử) theo xu hướng lí tưởng hóa, qua đó thể hiện sự ngưỡng mộ và tôn vinh của nhân vật đối với những người có công với đất nước, dân tộc hoặc cư dân của một vùng. Bên cạnh đó cũng có những truyền thuyết vừa đề cao, vừa phê phán nhân vật lịch sử. Truyện An Dương VươngMị ChâuTrọng Thủy trích từ Truyện Rùa Vàng trong Lĩnh Nam Chích Quái- tập truyện dân gian được sưu tập vào cuối thế kỉ XV.
    • Thân bài:
    Làng Cổ Loa, huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội còn giữ được một phần quần thể di tích lịch sử lâu đời gồm: Đền thờ An Dương Vương, am thờ công chúa Mị Chau, Giếng Ngọc. Bao quanh cụm đền, am là từng đoạn của thành chạy dài trên cánh đồng – dấu vết còn lại của thành Cổ Loa chin vòng do Anh Dương Vương xây dựng.
    Cốt lỗi lịch sử của truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy gắn với sự hình thành và phát triển của nước Nước Âu Lạc vào thời An Dương Vương. Nhờ rùa thần mách bảo và cho móng thần, An Dương Vương đã xây dựng được thành cao, hào sâu, chế tạo được vũ khí khiến kẻ thì phải khiếp sợ, chiến thắng quân xâm lược Triệu Đà. Nhưng cuối cùng cũng đã bị rơi vào tay giặc bởi những lỗi lầm nghiêm trọng của người trị vì đất nước..

    Vai trò của An Dương Vương trong sự nghiệp giữ nước của dân tộc ta và thái độ của nhân dân đối với An Dương Vương:

    An Dương Vương là người đã xây dựng thành giữ nước. Thành xây ở đất Việt Thường nhưng “hễ đắp tới đâu lại lở tới đấy”. Vua biết trân trọng hiền tài (đón mời cụ già vào điện hỏi kế xây thành, ra cửa đông chờ đợi sứ Thanh Giang). Được rùa Vàng giúp đỡ, An Dương Vương xây được thành “Thành xây nửa tháng thì xong Thành rộng hơn ngàn trượng, xoắn như hình trôn ốc”.
    Vua có tinh thần cảnh giác, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến: “Nay nếu có giặc ngoài thì lấy gì mà chống?”, sai Cao Lỗ chế tạo nỏ thần. Bởi thế, An Dương Vương đã chiến thắng Triệu Đà, buộc hắn phải cầu hòa.
    Vua An Dương Vương biết đặt nghĩa vụ, trách nhiệm của bản thân đối với đất nước lên trên tình riêng. Trước lời kết tội của Rùa Vàng, An Dương Vương đã “rút gươm chém Mị Châu” một cách dứt khoác, quyết liệt.
    An Dương Vương là vị vua có ý thức đề cao cảnh giác, tinh thần trách nhiệm, sẵn sàng bảo vệ đất nước, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ khi giặc chưa đến. Việc làm của vua hợp lòng dân, hợp ý trời nên được nhân dân và thần linh giúp đỡ.
    Thông qua những chi tiết kì ảo trong truyền thuyết (có sự giúp đỡ của thần linh, “Vua cầm sừng tê bảy tấc, Rùa Vàng rẽ nước dẫn vua đi xuống biển”), nhân dân kính trọng ca ngợi công lao của An Dương Vương; tự hào về chiến công xây thành, chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm dân tộc.

    Nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử rút ra từ sự việc này.

    Nguyên nhân mất nước Âu Lạc:

    Vì chủ quan, mất cảnh giác, hai cha con An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà dẫn đến việc Âu Lạc thất bại. Cùng với nước mất là nhà tan.
    Sai lầm của An Dương Vương:
    Mơ hồ về bản chất ngoan cố, tham lam, độc ác của kẻ thù xâm lược nên nhận lời kết tình thông hiếu.
    Chính sai lầm đó đã mở đường cho con trai đối phương lọt vào làm nội gián trong hàng ngủ của mình.
    Vua mất cảnh giác, chủ quan, khinh địch, lúc giặc đến vua ỷ lại vào vũ khí mà không lo phòng bị.
    Mị Châu mất cảnh giác, ngây thơ, cả tin trong tình yêu đã vô tình tiếp tau cho âm mưu xâm lược của giặc; đã đặt tình yêu cá nhân lên trên vận mệnh quốc gia, dân tộc. Nàng quả cả tin, tự tiện sử dụng bí mật quốc gia cho tình riêng khiến vũ khí lợi hại – nỏ thần – bị đánh tráo mà không hay biết. Nàng chỉ đơn thuần nghĩ hạnh phúc cá nhân khi đánh dấu đường chạy cho Trọng Thủy tìm theo “Thiếp có áo gấm long ngỗng thường mặc trên mình, đi đến đâu sẽ rứt long mà rắc ở ngã ba đường để làm dấu, như vậy sẽ có thể cứu được nhau”
    Bài học lịch sử:
    – Phải luôn đề cao tinh thần cảnh giác với kẻ thù.
    – Phải biết cách xử lí đúng đắng mối quan hệ giữa riêng với chung, giữa nhà với nước, giữa cá nhân với cộng đồng.
    Thái độ, tình cảm của nhân dân với nhân vật Mị Châu và ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”.

    Nhân dân vừa phê phán hành động vô tình phản quốc của Mị Châu; vừa rất độ lượng, cảm thông với Mị Châu, hiểu nàng là người cả tin, ngây thơ bị lợi dụng phạm tội một cách vô tình.
    Ý nghĩa hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”:

    Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”: “Người đời sau mò được ngọc ở biển Đông, lấy nước giếng này (nước giếng nơi Trọng Thủy chết) mà rửa thì thấy trong sáng thêm”. Đó là một hình ảnh có giá trị tinh thần mĩ cao, là sự kết thúc duy nhất hợp lí cho Mị Châu và Trọng Thủy. Hình ảnh cho thấy nỗi oan tình được hóa giải: Trọng Thủy đã tìm được sự hóa giải trong tình cảm của Mị Châu ở thế giới bên kia.
    Hình ảnh “ngọc trai – giếng nước” cho thấy thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của nhân dân ta với các nhân vật trong truyện; cho thấy sự cảm thông của nhân dân đối với mối tình Mị Châu – Trọng Thủy.
    Truyện kết hợp nhuần nhuyễn giữa cốt lỗi lịch sử và hư cấu nghệ thuật, cộng với kết cấu chặt chẽ, xây dựng những chi tiết kì ảo có giá trị nghệ thuật cao đã tạo nên sự hấp dẫn, li kì và ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Cách xây dựng nhân vật vô cùng độc đáo. Nhân vật với những xung đột, mâu thuẫn, dằn vặt phức tạp, đa diện, tiêu biểu vừa chân thực vừa có ý nghĩa biểu tượng đặc sắc.
    • Kết bài:
    Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy giải thích nguyên nhân việc mất nước Âu Lạc và nêu bài học lịch sử về việc giữ nước, tinh thần cảnh giác với kẻ thù, cùng cách xử lí đúng đắn mối quân hệ giữa riêng với chung, nhà với nước, cá nhân với cộng đồng.
    • Câu hỏi luyện tập:
    1. Nêu khái niệm truyền thuyết?
    2. Nêu xuất xứ của văn bản “Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy”?
    3. Nêu nguyên nhân mất nước Âu Lạc và bài học lịch sử rút ra từ sự việc này?
    4. An Dương Vương đã tự tay chém đàu người con gái duy nhất của mình nhưng dân gian lại dựng đền am thờ hai cha con cạnh nhau. Cách xử lí như vậy nói lên điều gì trong đạo lí truyền thống của dân tộc ta?
    5. Mị Châu bị Rùa Vàng kết tội là giặc, lại bị vị vua cha chém đầu, nhưng sau đó máu nàng hóa thành ngọc trai, xác nàng hóa thành ngọc thạch. Hư cấu như vậy, người xưa muốn bày tỏ thái độ và tình cảm như thế nào đối với nhân vật Mị Châu và muốn nhắn gửi điều gì đến thế hệ trẻ muôn đời sau?
    6. Trọng Thủy gây nên sự sụp đổ cơ đồ Âu Lạc và cái chết của Mị Châu. Vậy anh (chị) hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – giếng nước”?
    7. Từ những điều đã phân tích, anh (chị) hãy cho biết đâu là “cốt lõi lịch sử” của truyện và cốt lỗi lịch sử đó đã được dân gian thần kí hóa như thế nào?
    8. Em hãy đóng vai nhân vật Rùa Vàng kể lại văn bản “An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy từ đoạn “… Quân Đà thua lớn, chạy về Trâu Sơn đắp lũy không dám đối chiến, bèn xin hòa…” cho đến hết.
    9. Tìm một số bài thơ viết về Mị Châu – Trọng Thủy và nêu lên sức sống lâu bền của Truyện An Dương Vương và Mị Châu – Trọng Thủy.