Phong cách ngôn ngữ báo chí

  1. Tác giả: LTTK CTV01
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Phong cách ngôn ngữ báo chí
    I. Văn bản bái chí và ngôn ngữ báo chí

    1. Văn bản báo chí:


    Bản tin có thời gian, địa điểm, sự kiện chính xác.
    Phóng sự thực chất cũng là một bản tin nhưng được mở rộng phần tường thuật chi tiết sự kiện và miêu tả bằng hình ảnh, cung cấp cho người đọc một cái nhìn đầy đủ sinh động và hấp dẫn.
    Tiểu phẩm là thể loại báo chí gọn nhẹ, dân dã, thường có sắc thái mỉa mai, châm biếm hàm chứa chính kiến về thời cuộc.
    Nhận xét chung về văn bản báo chí và ngôn ngữ báo chí
    Nhận xét về văn bản báo chí
    Báo chí có nhiều thể loại: bản tin, phóng sự, tiểu phẩm, phỏng vấn, quảng cáo, bình luận…
    Báo chí tồn tại ở các dạng chính: báo nói, báo viết, báo hình,…

    2. Ngôn ngữ báo chí

    Ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ dùng để cung cấp tin tức thời sự, phản ánh dư luận và ý kiến của quần chúng, đồng thời nêu lên quan điểm, chính kiến của tờ báo, nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội.
    Ngôn ngữ báo chí được sử dụng ở những thể loại tiêu biểu là bản tiu, phóng sự, tiểu phẩm…

    a. Các phương tiện diễn đạt và đặt trưng của ngôn ngữ báo chí.

    Phương tiện diễn đạt:

    Về ngữ âm (dạng nói) và chữ viết (dạng viết). Phát âm rõ ràng, hướng theo chuẩn tiếng Việt.
    Viết đúng chính tả, tận dụng kiểu chữ, cở chữ, màu sắc, hình ảnh để tạo điểm nhấn trong thông tin.
    Về từ vựng: phong phú (dùng từ toàn dân, ở mỗi phạm vi phản ánh, mỗi thể loại báo chí lại có một lớp từ vựng đặc trưng)
    Về ngữ pháp: có kết cấu đa dạng nhưng thường ngắn gọn, sáng sủa, mạch lạc.
    Về biện pháp tu từ: sử dụng tất cả các biện pháp tu từ từ vựng và cú pháp.
    Biện pháp tu từ: sử dụng các biện pháp tu từ, cú pháp, kiểu chữ,…

    b. Đặc trưng của ngôn ngữ báo chí:

    Tính thông tin thời sự: Báo chí phải đáp ứng nhu cầu thông tin cập nhật, do vậy ngôn ngữ dùng trong báo chí là ngôn ngữ của thời hiện tại, luôn đổi mới và sinh động.
    Tính ngắn gọn: Lời văn ngăn gọn, lượng thông tin cao.
    Tính sinh động, hấp dẫn: Ngôn ngữ báo chí phải linh hoạt, phong phú, hấp dẫn (trong cách dùng từ, đặt câu, tiêu đề…).

    II. Luyện tập: (bài tập SGK)

    Bài tập 1:

    Đọc và nhận diện một số thể loại văn bản báo thường gặp như bản tin, phóng sự… và xác định đặc điểm của tờ báo.

    Bài tập 2

    Phân biệt hai thể loại:
    Bản tin: thông tin sự việc một cách ngắn gọn
    Thông tin kịp thời cập nhật
    Phóng sự: vừa thông tin sự việc, vừa miêu tả sinh động, cụ thể
    Yêu cầu gợi cảm, gây được sự hứng thú

    Bài tập 3:

    Để viết được một tin ngắn phản ánh tình hình học tập ở lớp, cần có các yếu tố:
    Thời gian: vào thời điểm nhất định
    Địa điểm: tại lớp học
    Sự kiện: chú ý sự kiện nổi bật
    Ý kiến ngắn về sự kiện