Sách bài tập Hoá 12 cơ bản - Chương VII - Bài 32. Hợp chất của sắt

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 7.22 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Nhận định nào sau đây sai ?
    A. Sắt tác dụng được với dung dịch CuSO4
    B. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl3.
    C. Sắt tác dụng được với dung dịch FeCl2.
    D. Đồng tác dụng được với dung dịch FeCl3.

    Bài 7.23 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Hợp chất nào sau đây của sắt vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
    A. FeO
    B. Fe2O3
    C. Fe(OH)3
    D. Fe(NO3)3

    Bài 7.24 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Khử hoàn toàn 0,3 mol một oxit sắt FexOy bằng Al thu được 0,4 mol A12O3 theo sơ đồ phản ứng sau :
    FexOy + Al Fe + Al2O3
    Công thức của oxit sắt là
    A. FeO.
    B. Fe2O3.
    C. Fe3O4
    D. không xác định được.

    Bài 7.25 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Khử hoàn toàn hỗn hợp Fe2O3 và CuO bằng CO thu được số mol CO2 tạo ra từ các oxit có tỉ lệ tương ứng là 3 : 2. Phần trăm khối lượng của Fe2O3 và CuO trong hỗn hợp lần lượt là
    A. 50% và 50%.
    B. 75% và 25%.
    C.75,5% và 24,5%.
    D. 25% và 75%.

    Bài 7.26 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Khi nung hỗn hợp các chất Fe(N03)2, Fe(OH)3 và FeC03 trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được một chất rắn là
    A. Fe304.
    B. FeO.
    C. Fe.
    D. Fe203.

    Bài 7.27 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho các chất : Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe304, Fe203, Fe(N03)2, Fe(N03)3, FeS04, Fe2(S04)3, FeC03. Cho từng chất trên lần lượt tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nóng thì số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
    A. 8.
    B. 5.
    C. 7.
    D. 6.

    Bài 7.28 trang 75 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho 0,01 mol một hợp chất của sắt tác dụng hếrvới H2S04 đặc, nóng (dư)
    thoát ra 0,112 lít khí S02 (đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Công thức hợp chất của sắt là
    A. FeS.
    B. FeS2.
    C. FeO.
    D. FeC03.

    Hướng dẫn trả lời:
    7.227.237.247.257.267.277.28
    CACADCC
    Bài 7.29 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho các chất : Fe, FeCl2, FeCl3, HCl, NaCl, Cl2, Na. Mỗi hoá chất trên chi được sử dụng một lần và điền vào chỗ có dấu chấm (...) để hoàn thành các PTHH sau :
    (a) . . . + Cl2 → FeCl3
    (b) ... + Cl2→ ...
    (c) Fe + ….. H2 + . ..
    Hướng dẫn trả lời:
    Có thể suy luận như sau :
    + (c) : Chất phản ứng với Fe để giải phóng H2 là HC1 => chất tạo thành cần điền là FeCl2.
    Fe + 2HCl→ FeCl2 + H2
    + (a) : Chất cần điền duy nhất là Fe.
    2Fe + 3C12 → 2FeCl3
    + (b) : Chất phản ứng cần điền duy nhất là Na chất tạo thành là NaCl.
    2Na + Cl2 → 2NaCl.

    Bài 7.30 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Hãy thay A1, A2 . . . A8 bằng những chất vô cơ thích hợp và hoàn thành các PTHH theo sơ đồ các chuỗi phản ứng sau :
    (1) A1 + A2 → A3
    (2) A3 + A4 → FeCl3
    (3) A5 + FeCl3 → A3 + I2 + A2
    \((4){A_2} + {\rm{ }}{A_6}\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow MnC{l_2} + {\rm{ }}{A_7} + {\rm{ }}{A_4}\)
    \(\left( 5 \right){A_4} + {\rm{ }}{A_8}\buildrel {{{30}^0}} \over
    \longrightarrow CaOC{l_2} + {\rm{ }}{A_7}\)
    Hướng dẫn trả lời:
    + Lần lượt suy luận như sau :
    Từ (2) và (4) : A4 là Cl2 ⟶ A8 là Ca(OH)2, A7 là H2O và A3 là Fe hoặc FeCl2
    Từ (1) và (2) : A3 chỉ có thể là FeCl2 ⟶ A1, A2 thứ tự là Fe, HCl hoặc HCl, Fe.
    Từ (1) và (4) : A2 là HCl ⟶ A6 là MnO2
    ⟶ A1 là Fe
    Từ (3) : A5 là HI
    Fe + 2HC1 → FeCl2
    2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3
    2HI(k) + 2FeCl3 → 2FeCl2 + I2 + 2HC1
    4HC1 + MnO2 →MnCl2 + 2H2O + Cl2
    \(C{l_2} + {\rm{ }}Ca{\left( {OH} \right)_2}\buildrel {{{30}^0}} \over
    \longrightarrow CaOC{l_2} + {\rm{ }}{H_2}O\).

    Bài 7.31 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho A là oxit, B là muối, C và D là kim loại. Hãy viết PTHH của các phản ứng sau :
    a) A + HCl → 2 muối + H2O
    b) B + NaOH → 2 muối + H2O
    c) C + muối → 1 muối
    d) D + muối → 2 muối
    Hướng dẫn trả lời:
    a) Fe3O4 + 8HCl → FeCl2 + 2FeCl3 + 4H20
    b) Ca(HC03)2 + NaOH → CaC03 + Na2C03 + 2H20
    c) Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
    d) Cu + 2FeCl3→CuCl2 + 2FeCl2

    Bài 7.32 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho biết các phản ứng xảy ra khi cho hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào :
    a) Dung dịch H2SO4 loãng.
    b) Dung dịch HNO3loãng.
    Hướng dẫn trả lời:
    Hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3 vào :
    a) Dung dịch H2SO4 loãng.
    2Fe + 3H2SO4(l) → Fe2(SO4)3 + 3H2
    FeO + H2SO4 (l) → FeSO4 + H2O
    Fe2O3 + 3H2SO4 (l) → Fe2(SO4)3 + 3H2O
    Fe3O4 + 4H2SO4 (l) → Fe2(SO4)3 + FeSO4 + 4H2O
    b) Dung dịch HNO3loãng.
    Fe+ 4HNO3 (l) → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
    3FeO + 10HNO3(l) → 3Fe(NO3)3 + NO +5H2O
    Fe2O3 + 6HNO3 (l) → 2Fe(NO3)3 + 3H2O
    3Fe3O4 + 28HNO3 (l) → 9Fe(NO3)3 + NO + 14H2O.

    Bài 7.33 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Phân biệt 3 hỗn hợp sau bằng phương pháp hoá học :
    a) Fe và FeO ;
    b) Fe và Fe2O3 ;
    c) FeO và Fe2O3.
    Hướng dẫn trả lời:
    Lấy một ít các hỗn hợp cho vào dung dịch CuSO4 dư, hỗn hợp không làm nhạt màu dung dịch là hỗn hợp (c) FeO và Fe2O3 . Lọc lấy chất rắn sau phản ứng của hỗn hợp (a) là Cu và FeO ; của hỗn hợp (b) là Cu và Fe2O3 cho phản ứng với dung dịch HCl dư ; Cho dung dịch NaOH dư vào các dung dịch vừa thu được, nếu thấy có kết tủa màu nâu đỏ thì hỗn hợp ban đầu là Fe và Fe2O3, nếu có kết tủa màu trắng xanh thì hỗn hợp ban đầu là Fe và FeO.

    Bài 7.34 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Khi cho 1 g sắt clorua nguyên chất tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 tạo ra 2,6492 g bạc clorua. Hỏi đó là sắt(II) clorua hay sắt(III) clorua
    Hướng dẫn trả lời:
    Phương trình hoá học :
    FeCln + nAgNO3 → Fe(NO3)n + nAgCl
    Theo PT: (56 + 35,5n) g → n(108 + 35,5) g
    Theo đề bài : 1 g → 2,6492 g
    Ta có phương trình : (56 + 35,5n).2,6492 = n(108 + 35,5)
    Tìm được n = 3 => Muối sắt cần tìm là FeCl3.

    Bài 7.35 trang 76 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Hỗn hợp A chứa Fe, Ag và Cu ở dạng bột, cho hỗn hợp A vào dung dịch B chỉ chứa một chất tan, khuấy kĩ cho đến khi phản ứng kết thúc thì thấy Fe và Cu tác dụng hết và còn lại lượng Ag đúng bằng lượng Ag trong hỗn hợp A.
    a) Hỏi dung dịch B chứa chất tan gì ? Viết phương trình hoá học của phản ứng.
    b) Nếu sau phản ứng thu được lượng Ag nhiều hơn lượng Ag trong A thì dung dịch B chứa chất gì ?
    Hướng dẫn trả lời:
    a) Dung dịch B chứa Fe2(SO4)3:
    Fe2(SO4)3 + Fe → 3FeSO4
    Fe2(SO4)3 + Cu → 2FeSO4 + CuSO4
    b) Dung dịch B chứa AgNO3:
    Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
    Cu + 2AgNO3 → Cu(NO3)2 + 2Ag.

    Bài 7.36 trang 77 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Xác định giá trị của m.
    Hướng dẫn trả lời:
    Dùng phương pháp quy đổi : Giả sử hỗn hợp rắn gồm Fe (x mol) và oxi (y mol)
    Ta có : mhỗnhợp = 56x + 16y= 11,36 g (1)
    Sử dụng phương trình cho -nhận e, trong đó Fe là chất cho e, O và N5+ là chất nhận e với số mol NO là 0,06 mol
    Fe -> Fe 3+ + 3e O + 2e → O2-
    x → 3x 2y ← y (mol)
    N5++ 3e → NO
    0,18 ← 0,06
    Áp dụng ĐLBTĐT ta có : 3x = 2y + 0,18 (2)
    Từ (1) và (2), giải hệ ta có : X = 0,16 ; y = 0,15
    Muối thu được là : Fe(NO3)3 : 0,16 mol ⟹ mmuối = 38,72 (gam).

    Bài 7.37 trang 77 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Cho 9,12 gam hỗn hợp gồm FeO, Fe2O3, Fe3O4 tác dụng với dung dịch HCl (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, được dung dịch Y, cô cạn Y thu được 7,62 gam FeCl2 và m gam FeCl3. Xác định giá trị của m.
    Hướng dẫn trả lời:
    Nhận thấy Fe3O4 = Fe2O3 + FeO, ta có sơ đồ phản ứng sau:
    \(\left| \matrix{
    FeO:x\,mol \hfill \cr
    F{e_2}{O_3}:y\,mol \hfill \cr
    F{e_3}{O_4}:z\,mol \hfill \cr} \right. \Leftrightarrow \left| \matrix{
    FeO:\left( {x + z} \right)mol \hfill \cr
    F{e_2}{O_3}:\left( {y + z} \right)mol \hfill \cr} \right.\buildrel { + HCl} \over
    \longrightarrow \left| \matrix{
    FeC{l_2}:\left( {x + z} \right)mol \hfill \cr
    FeC{l_3}:2\left( {y + z} \right)mol \hfill \cr} \right.\)
    Ta có : m hỗn hợp = 72(x + z) + 160(y + z) = 9,12 (1)
    Mà nFeC12 = (x + z) = 0,06 mol (2), thay (2) vào (1)
    ⟹ (y + z) = 0,03
    ⟹ mFeCl3 = 2. 0,03.162,5 = 9,75. (gam).

    Bài 7.38 trang 77 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Trộn 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Xác định giá trị của V.
    Hướng dẫn trả lời:
    Tóm tắt bài toán thành sơ đồ sau :
    \(\left| \matrix{
    Fe:0,1\,mol \hfill \cr
    S:0,075\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {{t^0}} \over
    \longrightarrow M\buildrel {HCl} \over
    \longrightarrow \left| \matrix{
    khí\,X\left| \matrix{
    {H_2} \hfill \cr
    {H_2}S\buildrel { + {O_2}} \over
    \longrightarrow \left| \matrix{
    {H_2}O \hfill \cr
    S{O_2} \hfill \cr} \right. \hfill \cr} \right. \hfill \cr
    G \hfill \cr} \right.\)
    Nhận thấy Fe và S là chất cho e, O2 là chất nhận e, áp dụng ĐLBTĐT ta có :
    Fe ⟶ Fe2+ + 2e O2 + 4e → O2-
    0,1→ 0,2 mol 0,125 ← 0,5 mol
    S → S4+ + 4e
    0,075 → 0,3 mol
    ⟹ VO2 = 0,125.22,4 = 2,8 (lít).

    Bài 7.39 trang 77 sách bài tập (SBT) Hóa học 12.
    Hỗn hợp X gồm FeCl2 và FeCl3 đem hoà tan trong nước. Lấy một nửa dung dịch thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH (dư) ngoài không khí thấy tạo ra 0,5 mol Fe(OH)3. Nửa còn lại cho tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư) tạo ra 1,3 mol AgCl. Xác định tỉ lệ mol FeCl2 và FeCl3 trong X.
    Hướng dẫn trả lời:
    Gọi x, y là số mol muối FeCl2 và FeCl3
    Ta có các sơ đồ phản ứng sau :
    Khi tác dụng với NaOH ngoài không khí, Fe2+ sẽ bị oxi hoá thành Fe3+
    \(\left| \matrix{
    FeC{l_2}:x\,mol \hfill \cr
    FeC{l_3}:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {NaOH,{O_2},{H_2}O} \over
    \longrightarrow Fe{\left( {OH} \right)_3}:\left( {x + y} \right) = 0,5\,mol\,\,\,\,\left( 1 \right)\)
    Khi tác dụng với AgNO3, toàn bộ Cl - đều tạo kết tủa
    \(\left| \matrix{
    FeC{l_2}:x\,mol \hfill \cr
    FeC{l_3}:y\,mol \hfill \cr} \right.\buildrel {AgN{O_3}} \over
    \longrightarrow AgCl:\left( {2x + 3y} \right) = 0,1\,mol\,\,\,\left( 2 \right)\)
    Lập tỉ lệ \({{(1)} \over {(2)}} = {{x + y} \over {2x + 3y}} = {{0,5} \over {1,3}} \to {x \over y} = {2 \over 3}\).