Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương I - Bài 2. Lipit

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1.15 trang 5 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho các phát biểu sau đây:
    a) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic có số chẵn nguyên tử cacbon, mạch cacbon dài, không phân nhánh.
    b) Lipit gồm chất béo, sáp, steroit, photpholipit,....
    c) Chất béo là các chất lỏng.
    d) Chất béo chứa chủ yếu các gốc no của axit béo thường là chất lỏng ở nhiệt độ phòng và được gọi là dầu.
    e) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
    g) Chất béo là thành phần chính của dầu, mỡ động, thực vật.
    Những phát biểu đúng là
    A. a, b, d, e.
    B. a, b, c.
    C. c, d, e.
    D. a, b, d, g.
    Đáp án. D

    Bài 1.16 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Đun hỗn hợp glixerol và axit stearic, axit oleic ( có axit \({H_2}S{O_4}\) làm xúc tác) có thể thu được tối đa mấy loại trieste?
    A. 3.
    B. 4.
    C. 6.
    D. 5.
    Đáp án. C

    Bài 1.17 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, triolein. Để phân biệt các chất lỏng trên, có thể chỉ cần dùng
    A. nước và quỳ tím
    B. nước và dung dịch \(NaOH\).
    C. dung dịch \(NaOH\).
    D. nước brom.
    Đáp án. A

    Bài 1.18 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Trong thành phần của một loại sơn có các triglixerit là trieste của glixerol với axit linoleic \({C_{17}}{H_{31}}COOH\) và axit linolenic \({C_{17}}{H_{29}}COOH\). Viết công thức cấu tạo có thể có của các trieste đó và phương trình hoá học của các chất với dung dịch kali hiđroixit ở dạng công thức cấu tạo chung.
    Đáp án
    Các công thức cấu tạo có thể có của các trieste là:
    01.png
    Phương trình hoá học dạng tổng quát:
    (RCOO)3C3H5 + 3KOH \( \to \) 3RCOOK + C3H5(OH)3

    Bài 1.19 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Đun nóng hỗn hợp gồm 12 g axit đơn chức X và 9 g ancol đơn chức Y ( có xúc tác axit), giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được hỗn hợp A. Để trung hoà lượng axit X dư cần 50 g dung dịch \(NaOH\) 4%, thu được 4,1 g muối. Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
    Đáp án
    \(RCOOH + R'OHRCOOR' + {H_2}O\)
    \({n_{NaOH}} = {{4,50} \over {100.40}} = 0,05\) (mol) \( \Rightarrow \) naxit dư = 0,05 mol
    nmuối = 0,05 mol \( \Rightarrow \) Mmuối = 82 g/mol.
    Vậy axit X là \(C{H_3}COOH\).
    nCH3COOH ban đầu = 0,2 mol ; nCH3COOH phản ứng = 0,15 mol
    nR'OH = 0,15 mol ; MR'OH = 60 g/ mol.
    Ancol Y là \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH\) hoặc
    02.png

    Bài 1.20 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Hai chất hữu cơ A, B mạch hở, đơn chức là đồng phân của nhau ( chứa C, H, O) đều tác dụng được với \(NaOH\), không tác dụng được với Na. Đốt cháy m gam hỗn hợp A và B cần 7,84 lít \({O_2}\) (đktc). Sản phẩm thu được cho qua bình (1) đựng \(CaC{l_2}\) khan, bình (2) đựng nước vôi trong dư, thấy khối lượng bình (1) tăng 5,4 g, bình (2) thu được 30 g kết tủa. Hãy xác định công thức phân tử của A, B và viết công thức cấu tạo của chúng.
    Đáp án
    \({n_{{O_2}}} = 0,35mol \Rightarrow {m_O}_{_2} = 11,2g\). Khối lượng bình (1) tăng là khối lượng nước; \({n_{C{O_2}}} = {n_{CaC{O_3}}} \Rightarrow {m_{{H_2}O}} = 5,4g;{m_{C{O_2}}} = 13,2g.\)
    Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng \( \Rightarrow \) mhỗn hợp = 7,4 g.
    Từ khối lượng C, H, O suy ra công thức phân tử của A và B là \({C_3}{H_6}{O_2}\).
    Vì A, B tác-dụng được với \(NaOH\), không tác dụng được với Na nên chúng là este đồng phân của nhau. Công thức cấu tạo của chúng là \(HCOO{C_2}{H_5}\) và \(C{H_3}COOC{H_3}\).

    Bài 1.21 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Số miligam \(KOH\) dùng để xà phòng hoá hết lượng triglixerit có trong 1 g chất béo được gọi là chỉ số este của loại chất béo đó. Tính chỉ số este của một loại chất béo chứa 89% tristearin.
    Đáp án
    Trong 1 g chất béo có 0,89 g tristearin tương ứng với số mol là 0,001 mol.
    \({\left( {{C_{17}}{H_{35}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3KOH\buildrel {{t^o}} \over
    \longrightarrow \)
    \(3{C_{17}}{H_{35}}COOK+ {C_3}{H_5}{\left( {OH} \right)_3}\)
    \({n_{KOH}}\) = 3.0,001 = 0,003 (mol)
    \({m_{KOH}}\)= 0,003.56 = 0,168 (g) = 168 mg.
    Vậy chỉ số este của mẫu chất béo trên là 168.

    Bài 1.22 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Số gam iot có thể cộng vào liên kết bội trong mạch cacbon của 100 g chất béo được gọi là chỉ số iot của chất béo. Tính chỉ số iot của triolein.
    Đáp án
    Triolein \({({C_{17}}{H_{33}}COO)_3}{C_3}{H_5}\) có M = 884 g/mol.
    Số mol chất béo trong 100 g là 0,113 mol.
    \({\left( {C{}_{17}{H_{33}}COO} \right)_3}{C_3}{H_5} + 3{I_2} \to \)
    \(\to {\left( {{C_{17}}{H_{33}}{I_2}COO} \right)_3}{C_3}{H_5}\)
    miot = 3. 0,113 . 254 = 86,106.
    Vậy chỉ số iot của triolein là 86,106.

    Bài 1.23 trang 6 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Hỗn hợp X gồm hai este đơn chức, là đồng phân của nhau. Ở cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất, 0,5 lít hơi X nặng gấp 2,75 lần 0,5 lít hơi ancol metylic. Nếu xà phòng hoá hoàn toàn 17,6 g X bằng 200 ml dung dịch \(KOH\) 1,25 M ( hiệu suất 100%) thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 23,8 g chất rắn khan. Cho lượng chất rắn tác dụng với axit HCl dư thu được hỗn hợp hai axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng.
    a) Xác định công thức cấu tạo của các este.
    b) Tính thành phần % về số mol các este trong hỗn hợp X.
    Đáp án
    a) Meste = 2,75.32 = 88 (g/mol). Công thức phân tử của 2 este là \({C_4}{H_8}{O_2}\).
    \(RCOOR' + KOH \to RCOOK + R'OH\)
    neste = 0,2 mol ; nmuối = 0,2 mol.
    nKOH đã dùng = 0,25 mol ; nKOH dư = 0,05 mol
    mKOH dư = 2,8 g. Khối lượng 2 muối = 21,0 g.
    \({\overline M _{muo i}} = {{21} \over {0,2}} = 105\left( {g/mol} \right)\)
    Hai muối là muối cua 2 axit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng nên có công thức là \(C{H_3}COOK\) và \({C_2}{H_5}COOK.\)
    Hai este là \(C{H_3}COO{C_2}{H_5}\) và \({C_2}{H_5}COOC{H_3}.\)
    b) Phần trăm số mol của mỗi este là 50%.