Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương I - Bài 4. Luyên tập: Mối liên hệ giữa hiđrocacbon và một số dẫn xuất của hiđrocacbon

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 1.30 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Từ các ancol C3H8O và các axit C4H8O2 có thể tạo ra bao nhiêu este là đồng phân cấu tạo của nhau ?
    A. 3.
    B. 5.
    C. 4.
    D. 6.
    Đáp án
    Chọn C.
    Có 2 axit đồng phân cấu tạo của nhau là \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}COOH\) và \({(C{H_3})_2}CHCOOH\); có 2 ancol đồng phân cấu tạo của nhau là \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}OH\) và \({(C{H_3})_2}CHOH\)
    Có 4 este được tạo ra từ các axit và ancol này.
    \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}COOC{H_2}C{H_2}CH3\); \(C{H_3}C{H_2}C{H_2}COOCH{(C{H_3})_2}\);
    \({(C{H_3})_2}CHCOOC{H_2}C{H_2}C{H_3}\); \({(C{H_3})_2}CHCOOCH{(C{H_3})_2}.\)

    Bài 1.31 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Có bao nhiêu đieste có công thức phân tử C4H6O4 là đồng phân cấu tạo của nhau?
    A. 3.
    B. 5.
    C. 4.
    D. 6.
    Hướng dẫn
    Chọn A
    \(HCOOC{H_2}C{H_2}OOCH;\) \(C{H_3}OOC - COOC{H_3};\)\(HCOOC{H_2}COOC{H_3}\)

    Bài 1.32 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho các phát biểu sau đây:
    a) Các triglixerit đều có phản ứng cộng hiđro.
    b) Chỉ có các chất béo ở thể lỏng mới có phản ứng cộng hiđro.
    c) Các triglixerit có gốc axit béo no thường là chất rắn ở điều kiện thường.
    d) Có thể dùng nước để phân biệt este với ancol hoặc với axit tạo nên chính este đó.
    Những phát biểu đúng là
    A. c,d.
    B. a, b, d.
    C. a, c, d.
    D. a, b, c, d.
    Đáp án. A

    Bài 1.33 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Có bao nhiêu chất đồng phân cấu tạo của nhau có công thức phân tử C4H8O2 đều tác dụng được với natri hiđroxit?
    A. 8.
    B. 5.
    C. 4.
    D. 6.
    Đáp án
    Chọn D
    gồm 2 axit và 4 este.

    Bài 1.34 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Từ etilen và benzen, phải dùng ít nhất mấy phản ứng để có thể điều chế được polibutađien, polistiren, poli(butađien - stiren)?
    A. 7.
    B. 6.
    C. 5.
    D. 8.
    Đáp án.
    Chọn A
    \(\eqalign{ & {C_6}{H_6}\buildrel {(1)} \over \longrightarrow {C_6}{H_5} - C{H_2}C{H_3}\cr&\buildrel {(2)} \over \longrightarrow {C_6}{H_5} - CH = C{H_2}\buildrel {(3)} \over \longrightarrow PS \cr & {C_2}{H_4}\buildrel {(4)} \over \longrightarrow {C_2}{H_5}OH\buildrel {(5)} \over \longrightarrow {C_4}{H_6}\buildrel {(6)} \over \longrightarrow polibutadien \cr & (7){C_4}{H_6} + {C_6}{H_5} - CH = C{H_2} \to poli\cr&\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;\;(butadien - stiren) \cr} \)

    Bài 1.35 trang 8 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học để hoàn thành dãy biến hoá sau:
    a) \(C{H_3}COOH \to C{H_3}COCl \to C{H_3}COO{C_6}{H_5} \)
    \(\to C{H_3}COONa \to C{H_4}\)
    b)
    \(\eqalign{ & C{H_3}C{H_2}COOH \to C{H_3}CHBrCOOH\cr& \to C{H_2} = CHCOOK \to C{H_2} = CHCOOH\cr& \to C{H_2} = CHCOOC{H_3} \to polim e \cr} \)
    Đáp án
    \(\eqalign{ & a)3C{H_3}COOH + POC{l_3}\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow 3C{H_3}COCl \cr&+ {H_3}PO4 \cr & C{H_3}COCl + {C_6}{H_5}OH\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow C{H_3}COO{C_6}{H_5} \cr&+ HCl \cr & C{H_3}COO{C_6}{H_5} + 2NaOH\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow C{H_3}COONa \cr&+ {C_6}{H_5}Na + {H_2}O \cr & C{H_3}COONa + NaOH\buildrel {CaO,{t^o}} \over \longrightarrow C{H_4} \uparrow + N{a_2}C{O_3} \cr & b)C{H_3}C{H_2}COOH + B{r_2}\buildrel {{t^o},Pđỏ} \over \longrightarrow C{H_3}CHBrCOOH \cr&+ HBr \cr & C{H_3}CHBrCOOH + 2KOH\buildrel {{t^o},{C_2}{H_5}OH} \over \longrightarrow\cr& C{H_2} = CHCOOK + KBr + 2{H_2}O \cr & \cr} \)
    \(C{H_2} = CHCOOK + HC{l_{{\rm{dd}}loang}} \to \)
    \(C{H_2} = CHCOOH + KCl\)
    \(C{H_2} = CHCOOH + C{H_3}OH \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}}\)
    \(C{H_2} = CHCOOC{H_3} + {H_2}O\)
    \(nC{H_2} = CHCOOC{H_3}\buildrel {xt,{t^o}} \over \longrightarrow \)
    01.png

    Bài 1.36 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Trình bày phương pháp hoá học phân biệt các chất sau: axit axetic, vinyl axetat, stiren, isoamyl axetat.
    Giải
    Dùng nuớc: axit axetic tan; 3 chất không tan cho tác dụng với nước brom: isoamyl axetat không phản ứng; cho 2 chất còn lại tác dụng với dung dịch kiềm: vinyl axetat bị thuỷ phân nên tan dần, stiren không phản ứng (không thay đổi).

    Bài 1.37 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Hoàn thành dãy biến đổi sau bằng các phương trình hoá học:
    a)
    01.png
    b) \({C_2}{H_6} \to {C_2}{H_5}Cl \to {C_2}{H_5}CN \to {C_2}{H_5}COOH \)
    \(\to {C_4}{H_8}{O_2}\)
    Đáp án
    a)
    02.jpg
    b)
    03.jpg
    04.png
    05.png

    06.jpg

    Bài 1.38 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.

    Benzyl axetat là một hợp chất có mùi thơm của hoa nhài. Viết phương trình hoá học của các phản ứng điều chế benzyl axetat từ các sản phẩm chế biến dầu mỏ là benzen và khí etilen. Các điều kiện cần thiết coi như có đủ.
    Đáp án
    Sơ đồ tổng hợp
    07.png

    Bài 1.39 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Hỗn hợp X gồm axit fomic và etanol.
    a) Cho 9,2 g hỗn hợp X tác dụng với Na dư thì thu được bao nhiêu lít khí (đktc )?
    b) Thêm vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào 46 g hỗn hợp X, đun nóng để thực hiện phản ứng este hoá. Khối lượng este thu được lớn nhất khi tỉ lệ số mol hai chất trong hỗn hợp X bằng bao nhiêu?
    Hướng dẫn
    a) \({M_{{C_2}{H_5}OH}} = {M_{HCOOH}} = 46g/mol \Rightarrow \)nhỗn hợp X= 0,2 mol
    \(\eqalign{ & HCOOH + Na \to HCOONa + {1 \over 2}{H_2} \cr & {C_2}{H_5}OH + Na \to {C_2}{H_5}ONa + {1 \over 2}{H_2} \cr & \cr} \) \({n_{{H_2}}} = 0,1mol \Rightarrow {V_{{H_2}}} = 2,24\) lít
    b)
    08.png
    nhỗn hợp X = 0,1 mol
    Số mol este lớn nhất khi \({n_{HCOOH}} = {n_{{C_2}{H_5}OH}} = 0,5mol.\)

    Bài 1.40 trang 9 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Khi đun hồi lưu (đun sôi có sinh hàn để ngưng tụ chất lỏng bay hơi trở lại bình phản ứng ) một hỗn hợp gồm 1 mol axit axetic và 1 mol 3-metylbutan-1-ol(ancol isoamylic ) có axit H2SO4 làm xúc tác, đến khi đạt trạng thái cân bằng hoá học thu được 0,67 mol isoamyl axetat (dầu chuối ).
    a) Tính hằng số cân bằng của phản ứng este hoá trong điều kiện trên.
    b) Nếu đun hỗn hợp gồm 2 mol axit axetic và 1 mol ancol isoamylic trong điều kiện như trên thì khi đạt trạng thái cân bằng hoá học thu được bao nhiêu mol este?
    c) Nếu đun hỗn hợp gồm 1 mol axit axetic và 1 mol ancol isoamylic trong điều kiện như trên thì khi đạt trạng thái cân bằng hoá học thu được bao nhiêu mol este?
    Có nhận xét gì về kết quả trong hai trường hợp a và b?
    Hướng dẫn
    a) Phương trình hoá học:
    09.png
    \(\eqalign{ & {K_{cb}} = {{0,67.0,67} \over {{{(0,33)}^2}}} = 4,12 \cr & \cr} \)
    b)
    10.png
    \({K_{cb}} = {{{x^2}} \over {(2 - x)(1 - x)}} = 4,12\)
    Giải phương trình được: x = 0,85 mol.
    c) Tương tự, số mol este thu được bằng 0,85 mol.
    Như vậy, khi tăng số mol axit hoặc tăng số mol ancol thì số mol este thu được nhiều hơn. Có nghĩa là muốn thu được este với hiệu suất cao hơn cần lấy dư một trong hai chất phản ứng.