Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương II - Bài 8. Xenlulozơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 2.37 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho sơ đồ chuyển đổi sau ( các chất phản ứng là hợp chất hữu cơ, mỗi mũi tên biểu thị một phản ứng hoá học):
    01.png
    E, Q, X, Y, Z lần lượt là các hợp chất nào sau đây?
    02.jpg
    Giải
    Chọn B

    Bài 2.38 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Tinh bột và xenlulozơ khác nhau về:
    A. Sản phẩm của phản ứng thuỷ phân.
    B. Độ tan trong nước.
    C. Thành phần phân tử.
    D. Cấu trúc mạch phân tử.
    Đáp án. D

    Bài 2.39 trang 15 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Nhận xét đúng là:
    A. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối nhỏ.
    B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột.
    C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
    D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột.
    Đáp án. D

    Bài 2.40 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Xenlulozơ trinitrat là chất dễ cháy và nổ mạnh, được điều chế từ xenlulozơ và axit nitric. Muốn điều chế 29,7 kg xenlulozơ trinitrat ( hiệu suất 90%) thì thể tích axit nitric 96% (D=1,25 g/ml) cần dùng là
    A. 14,39 lít.
    B. 15 lít.
    C. 1,439 lít.
    D. 24,39 lít.
    Đáp án. A

    Bài 2.41 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Để sản xuất ancol etylic, người ta dùng nguyên liệu là mùn cưa và vỏ bào từ gỗ chứa 50% xenlulozơ. Nếu muốn điều chế 1 tấn ancol etylic, hiệu suất quá trình là 70% thì khối lượng nguyên liệu cần dùng là
    A. \( \approx \) 5031 kg.
    B. \( \approx \) 5000 kg.
    C. \( \approx \) 5100 kg.
    D. \( \approx \) 6200 kg.
    Đáp án. A

    Bài 2.42 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết các phương trình hoá học theo sơ đồ chuyển đổi sau đây:
    Xenlulozơ \( \to \) glucozơ \( \to \) ancol etylic \( \to \) axit axetic \( \to \) canxi axetat \( \to \) axeton.
    Đáp án
    \(\eqalign{
    & {({C_6}{H_{10}}{O_5})_n} + n{H_2}O\buildrel {{H^ + },{t^o}} \over
    \longrightarrow n{C_6}{H_{12}}{O_6} \cr
    & {C_6}{H_{12}}{O_6}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_{{{30}^0} - {{35}^0}C}^{enzim}} 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2} \uparrow \cr
    & {C_2}{H_5}OH + {O_2}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}
    \limits_\text{men giấm}^{{{25}^o} - {{30}^o}C}} C{H_3}COOH + {H_2}O \cr
    & 2C{H_3}COOH + CaC{O_3} \to\cr& {(C{H_3}COO)_2}Ca + C{O_2} \uparrow + {H_2}O \cr
    & {\left( {C{H_3}COO} \right)_2}Ca\buildrel {{t^o}} \over
    \longrightarrow C{H_3}COC{H_3} + CaC{O_3} \downarrow \cr} \)

    Bài 2.43 trang 16 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Tinh bột và xenlulozơ đều là polisaccarit có công thức phân tử \({({C_6}{H_{10}}{O_5})_n}\) nhưng xenlulozơ có thể tạo thành sợi còn tinh bột thì không, hãy giải thích.
    Đáp án
    Phân tử xenlulozơ không phân nhánh, các phân tử rất dài, sắp xếp song song với nhau theo một trục nên dễ xoắn lại thành sợi. Tinh bột không thể kéo thành sợi vì:
    - Amilopectin (chiếm trên 80% thành phần tinh bột) có cấu tạo dạng mạch phân nhánh.
    - Mạch phân tử amilozơ và amilopectin xoắn lại thành các vòng xoắn lò xo, các vòng xoắn đó lại cuộn lại, làm cho tinh bột có dạng hạt.