Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương II - Bài 6. Saccarozơ

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 2.15 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho các chất (và điều kiện):
    (1) \({H_2}\)/Ni, to;
    (2) \(Cu{(OH)_2}\)
    (3) \(\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH\);
    (4) \(C{H_3}COOH/{H_2}S{O_4}\)
    Saccarozơ có thể tác dụng được với :
    A. (1), (2).
    B. (2), (4).
    C. (2), (3).
    D. (1), (4).
    Đáp án. B

    Bài 2.16 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm:
    A. Đều lấy được từ củ cải đường.
    B. Đều có trong "huyết thanh ngọt".
    C. Đều bị oxi hoá bới ion phức bạc amoniac \({\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]^ + }\).
    D. Đều hoà tan \(Cu{(OH)_2}\) ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
    Đáp án. D

    Bài 2.17 trang 12 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Một cacbohiđrat (Z) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ chuyển hoá sau:
    \(Z\buildrel {Cu{{(OH)}_2}/NaOH} \over
    \longrightarrow \)dung dịch xanh lam \(\buildrel {{t^o}} \over\longrightarrow \) kết tủa đỏ gạch
    Vậy Z không thể là
    A. glucozơ.
    B. saccarozơ.
    C. fructozơ.
    D. mantozơ.
    Đáp án. B

    Bài 2.18 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Để nhận biết 3 dung dịch: glucozơ, ancol etylic, saccarozơ đựng riêng biệt trong 3 lọ bị mất nhãn, ta dùng thuốc thử là
    A. \(Cu{(OH)_2}\)/OH-.
    B. Na.
    C. dung dịch \(AgN{O_3}/N{H_3}\)
    D. \(C{H_3}OH/HCl\).
    Đáp án. A

    Bài 2.19 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Khối lượng saccarozơ thu được từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ với hiệu suất thu hồi đạt 80% là
    A. 104 kg.
    B. 140 kg.
    C. 105 kg.
    D. 106 kg.
    Đáp án A
    Trong 1 tấn mía chứa 13% saccarozơ có: \({1 \over {100}}\).13 tấn saccarozơ.
    Khối lượng saccarozo thu được: \({{13} \over {100}}.{{80} \over {100}}\)= 0,104 (tấn) hay 104 kg.

    Bài 2.20 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Thuỷ phân hoàn toàn 62,5 g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) ta thu được dung dịch X. Cho \(AgN{O_3}\) trong dung dịch \(N{H_3}\) vào dung dịch X và đun nhẹ thì khối lượng bạc thu được là
    A. 16,0 g.
    B. 7,65 g.
    C. 13,5 g.
    D. 6,75 g.
    Đáp án C
    Viết phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân \({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}\) và phản ứng \({C_6}{H_{12}}{O_6}\) tác dụng với \(\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH.\)
    Trong môi trường kiềm, fructozơ chuyển thành glucozo.
    - Tính \({n_{saccarozo}}\) từ phương trình rút ra \(\eqalign{ & {n_{glucozo}} = {n_{fructozo}} = {n_{saccarozo}} \cr & {n_{Ag}} = 2{n_{glucozo}} + 2{n_{fructozo}} = 0,125mol \cr & \Rightarrow {m_{Ag}} = 13,5g. \cr} \).

    Bài 2.22 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học của các phản ứng theo sơ đồ chuyển đổi sau đây:
    Saccarozơ\( \to \) canxi saccarat\( \to \) saccarozơ\( \to \) glucozơ \( \to \)ancol etylic\( \to \) axit axetic \( \to \)natri axetat\( \to \) metan\( \to \) anđehit fomic.
    Đáp án
    01.jpg
    \( {C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + {H_2}O\buildrel {{H^ + },{t^o}} \over \longrightarrow {C_6}{H_{12}}{O_6} + {C_6}{H_{12}}{O_6} \)
    (Glucozơ) (Fructozơ)
    \(\eqalign{ & {C_6}{H_{12}}{O_6}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{{{30}^o} - {{35}^o}C}^{enzim}} 2{C_2}{H_5}OH + 2C{O_2} \cr & {C_2}{H_5}OH + {O_2}\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow}\limits_{{{25}^o} - {{30}^o}C}^{men\;giấm}} C{H_3}COOH + {H_2}O \cr & C{H_3}COOH + NaOH \to C{H_3}COONa + {H_2}O \cr & C{H_3}COONa + NaOH\mathrel{\mathop{\kern0pt\longrightarrow} \limits_{{t^o}}^{CaO}} C{H_4} \uparrow + N{a_2}C{O_3} \cr & C{H_4} + {O_2}\buildrel {xt,{t^o}} \over \longrightarrow HCHO + {H_2}O \cr} \)

    Bài 2.23 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Trình bày cách nhận biết 3 lọ dung dịch đựng trong 3 lọ mất nhãn: glucozơ, tinh bột và saccarozơ bằng phương pháp hoá học.
    Đáp án
    Cho lần lượt 3 chất tham gia phản ứng tráng bạc, chỉ có glucozơ có phản ứng. Từ đó nhận biết được glucozo.
    \(C{H_2}OH{\left[ {CHOH} \right]_4}CHO + 2\left[ {Ag{{(N{H_3})}_2}} \right]OH\)
    \(\buildrel {{t^o}} \over \longrightarrow C{H_2}OH{\left[ {CHOH} \right]_4}COON{H_4} + 2Ag \downarrow\)
    \( + 3N{H_3} \uparrow + {H_2}O\)
    - Nhỏ dung dịch \({I_2}\) vào 2 dung dịch còn lại, dung dịch nào xuất hiện màu xanh tím là tinh bột, còn lại là saccarozo.

    Bài 2.24 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học của phản ứng tổng hợp glucozơ ở cây xanh nhờ hiện tượng quang hợp.
    Đáp án.
    \(6C{O_2} + 6{H_2}O\buildrel {quang\_hop} \over \longrightarrow {C_6}{H_{12}}{O_6} + 6{O_2}\)

    Bài 2.25 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Dùng một hoá chất làm thuốc thử để phân biệt dung dịch các chất trong các dãy sau bằng phương pháp hoá học.
    a) Saccarozơ, mantozơ.
    b) Ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha.
    Đáp án
    a) Cho \(AgN{O_3}\) trong dung dịch \(N{H_3}\) vào 2 ống nghiệm chứa saccarozơ và mantozơ rồi đun nóng, ống nghiệm nào có bạc kim loại bám vào thành ống nghiệm trong sáng bóng (phản ứng tráng bạc) là ống nghiệm chứa mantozơ, còn dung dịch trong ống nghiệm kia không phán ứng là saccarozơ.
    b) Đường củ cải chứa saccarozơ, đường mạch nha chứa mantozơ. Cho 3 dung dịch trên vào 3 ống nghiệm chứa \(Cu{(OH)_2}\) và đun nóng, ống nghiệm cho dung dịch màu xanh lam là ống nghiệm chứa saccarozơ, ống nghiệm có kết tủa màu đỏ gạch chứa đường mạch nha, còn ống nghiệm không có hiện tượng gì chứa ancol etylic.
    \(2{C_{12}}{H_{22}}{O_{11}} + Cu{(OH)_2} \to Cu{({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}})_2} \)
    \(+ 2{H_2}O\)
    Phân tử mantozơ (đường mạch nha) do hai gốc glucozơ liên kết với nhau qua nguyên tử oxi. Nhóm "OH'', hemiaxetal ở gốc glucozơ thứ 2 trong phân tử mantozơ còn tự do nên trong dung dịch, gốc này mở vòng tạo ra nhóm \(CH = O\), vì vậy phân tử mantozơ tác dụng được với \(Cu{(OH)_2}\) khi đun nóng cho \(C{u_2}O\) kết tủa màu đỏ gạch.

    Bài 2.26 trang 13 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Đốt cháy hoàn toàn 0,01 mol một cacbohiđrat X thu được 5,28 g \(C{O_2}\) và 1,98 g \({H_2}O\).
    Tìm công thức phân tử của X, biết rằng tỉ lệ khối lượng của H và O trong X là \({m_H}:{m_O}\)= 0,125 : 1.
    Đáp án
    a) Đặt công thức phân tử của cacbohidrat X là \({C_x}{H_y}{O_z}.\)
    Phương trình hoá học
    \({C_x}{H_y}{O_z} + \left( {x + {y \over 4} - {z \over 2}} \right){O_2} \to xC{O_2} + {y \over 2}{H_2}O\)
    1 mol x mol 0,5y mol
    0,01 mol \({{5,28} \over {44}} = 0,12(mol)\,{{1,98} \over {18}} = 0,11(mol).\)
    Từ lập luận trên ta có : x = 12 ; y = 22.
    Theo đề bài : \({{{m_H}} \over {{m_O}}} = {{0,125} \over 1}\) với \({m_H} = 22.\)
    \( \Rightarrow {{22} \over {{m_O}}} = 0,125;{m_O} = {{22} \over {0,125}} = 176(g) \)
    \(\Rightarrow {n_O} = {{176} \over {16}} = 11(mol)\)
    Công thức phân tử của X : \({C_{12}}{H_{22}}{O_{11}}.\)