Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương III - Bài 11. Amin

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 3.1 trang 19 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Nhận xét nào sau đây không đúng?
    A. Các amin đều có thể kết hợp với proton.
    B. Tính bazơ của các amin đều mạnh hơn \(C{H_3}\).
    C. Metylamin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
    D. Công thức tổng quát của amin no, mạch hở \({C_n}{H_{2n + 2 + k}}{N_k}\).
    Đáp án: B

    Bài 3.2 trang 19 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Điều khẳng định nào sau đây luôn luôn đúng?
    A. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số lẻ.
    B. Phân tử khối của một amin đơn chức luôn là số chẵn.
    C. Đốt cháy hết a mol amin bất kì luôn thu được tối thiểu a/2 mol \({N_2}\) (giả sử phản ứng cháy chỉ cho \({N_2}\)).
    D. A và C đúng.
    Đáp án. D

    Bài 3.3 trang 19 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Đốt cháy hoàn tàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lít khí \(C{O_2}\) (đktc) và 3,6 g \({H_2}O\). Công thức của hai amin là
    A. \(C{H_3}N{H_2}\) và \({C_2}{H_5}N{H_2}\).
    B. \({C_2}{H_5}N{H_2}\) và \({C_3}{H_7}N{H_2}\).
    C. \({C_3}{H_7}N{H_2}\) và \({C_4}{H_9}N{H_2}\).
    D. \({C_5}{H_{11}}N{H_2}\) và \({C_6}{H_{13}}N{H_2}\).
    Đáp án: A

    Bài 3.4 trang 19 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125 g \({H_2}O\), 8,4 lít khí \(C{O_2}\) và 1,4 lít \({N_2}\) (các thể tích khí đo ở đktc).
    a) X có công thức phân tử là
    A. \({C_4}{H_{11}}N\).
    B. \({C_2}{H_7}N\).
    C. \({C_3}{H_9}N\).
    D. \({C_5}{H_{13}}N\).
    b) Có bao nhiêu amin ứng với công thức phân tử trên ?
    A. 2.
    B. 3.
    C. 4.
    D. 5.
    Đáp án
    a) C; b) C

    Bài 3.5 trang 20 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho 20 g hỗn hợp gồm ba amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch \(HCl\), cô cạn dung dịch thu được 31,68 g hỗn hợp muối. Nếu amin trên được trộn theo tỉ lệ số mol 1: 10: 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì công thức phân tử của ba amin là:
    A. \({C_2}{H_7}N,{C_3}{H_9}N,{C_4}{H_{11}}N\).
    B. \({C_3}{H_9}N,{C_4}{H_{11}}N,{C_5}{H_{13}}N\).
    C. \({C_3}{H_7}N,{C_4}{H_9}N,{C_5}{H_{11}}N\).
    D. \(C{H_5}N,{C_2}{H_7}N,{C_3}{H_9}N\).
    Đáp án. A

    Bài 3.6 trang 20 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Dung dịch X gồm \(HCl\) và \({H_2}S{O_4}\) có pH = 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 g hỗn hợp hai amin no, đơn chức, bậc một ( có số nguyên tử cacbon nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dung dịch X. Công thức của hai amin có thể là
    A. \(C{H_3}N{H_2}\) và \({C_4}{H_9}N{H_2}\).
    B. \({C_3}{H_7}N{H_2}\) và \({C_4}{H_9}N{H_2}\).
    C. \({C_2}{H_5}N{H_2}\) và \({C_4}{H_9}N{H_2}\).
    D. A và C.
    Đáp án. D

    Bài 3.9 trang 20 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Có 4 bình mất nhãn đặt riêng biệt các chất: metanol, glixerol, dung dịch glucozơ, dung dịch anilin. Bằng phương pháp hoá học, làm thế nào để nhận ra từng chất. Viết các phương trình hoá học.
    Đáp án
    - Cho \(AgN{O_3}\) trong dung dịch amoniac vào 4 mẫu thử chứa 4 chất và đun nóng, mẫu thử nào cho phản ứng tráng bạc là dung dịch glucozo.
    - Cho 3 mẫu thử còn lại tác dụng với \(Cu{(OH)_2}\), mẫu thử nào cho dung dịch màu xanh lam là glixerol.
    - Cho nuớc brom vào hai mẫu thử còn lại, mẫu thử nào cho kết tủa trắng là anilin, mẫu thử không có hiện tượng gì xảy ra là metanol.