Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương IV - Bài 16. Đại cương về polime

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Bài 4.1 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Chất có khả năng trùng hợp thành cao su là
    01.png
    Đáp án A

    Bài 4.2 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Từ monome nào sau đây có thể điều chế được poli(vinyl ancol)?
    A. \(C{H_2} = CH - COOC{H_3}.\)
    B. \(C{H_2} = CH - OCOC{H_3}.\)
    C. \(C{H_2} = CH - COO{C_2}{H_5}.\)
    D. \(C{H_2} = CH - C{H_2} - OH.\)
    Đáp án B

    Bài 4.3 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Cho các polime sau đây: (1) tơ tằm; (2) sợi bông; (3) sợi đay; (4) tơ enang*; (5) tơ visco; (6) nilon-6,6; (7) tơ axetat. Loại tơ có nguồn gốc xenlulozơ là:
    A. (1), (2), (6).
    B. (2), (3), (5), (7).
    C. (2), (3), (6).
    D. (5), (6), (7).
    Đáp án B

    Bài 4.4 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Khi clo hoá PVC ta thu được một loại tơ clorin chứa 66,18% clo về khối lượng. Hỏi trung bình có bao nhiêu mắt xích PVC kết hợp với 1 phân tử clo?
    A. 3.
    B. 2.
    C. 1.
    D. 4.
    Đáp án B

    Bài 4.5 trang 28 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Poli(vinyl clorua) có phân tử khối là 35000.
    Hệ số trùng hợp n của polime này là
    A. 560.
    B. 506.
    C. 460.
    D. 600.
    Đáp án A

    Bài 4.6 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Xét về thành phần nguyên tố, cấu tạo phân tử và phân tử khối thì cao su thiên nhiên thuộc loại hợp chất gì?
    Đáp án
    Cao su thiên nhiên thuộc loại hidrocacbon chưa no cao phân tử, trong mạch liên kết cứ 4 nguyên tử cacbon trên mach chính có một nối đôi.
    02.png

    Bài 4.7 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học của các phản ứng tạo ra các polime sau từ monome.
    01.png
    Đáp án
    03.png

    Bài 4.8 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết phương trình hoá học của phản ứng đồng trùng hợp tạo thành polime từ các monome sau:
    a) Vinyl clorua và vinyl axetat.
    b) Buta - 1,3 - đien và stiren.
    c) Axit metacrylic và buta - 1,3 - đien.
    Đáp án
    a) Vinyl clorua và vinyl axetat:
    04.png
    b) Buta-1,3-đien và stiren:
    05.png
    c) Axit metacrylic và buta-1,3-đien:
    06.png

    Bài 4.9 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết các phương trình hoá học của phản ứng đepolime hoá các polime sau tạo thành các monome:
    poli(metyl metacrylat), polistiren,
    Đáp án
    07.png

    Bài 4.10 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Khi đốt cháy một loại polime chỉ thu được khí \(C{O_2}\) và hơi \({H_2}O\) với tỉ lệ \({n_{C{O_2}}}:{n_{{H_2}O}} = 1:1\). Hỏi polime trên thuộc loại nào trong số các polime sau: poli(vinyl clorua); polietilen; tinh bột; protein? Tại sao?
    Đáp án
    Khi đốt cháy một loại polime cho số mol \(C{O_2}\) bằng số mol \({H_2}O\) thì polime đó là polietilen.
    - Protein, poli(vinyl clorua) khi đốt cháy sẽ cho các sản phẩm khác ngoài \(C{O_2},{H_2}O.\)
    Tinh bột đốt cháy cho số mol \(C{O_2}\) và số mol \({H_2}O\) không bằng nhau.

    Bài 4.11 trang 29 Sách bài tập (SBT) Hoá 12 Nâng cao.
    Viết công thức cấu tạo tất cả các dẫn xuất của benzen có công thức phân tử \({C_8}{H_{10}}O\), không tác dụng với \(NaOH\). Trong số các dẫn xuất đó, chất nào thoả mãn điều kiện sau : \(A\buildrel { - {H_2}O} \over \longrightarrow B\buildrel {trung\_hop} \over \longrightarrow \) polime.
    Đáp án
    Vì dẫn xuất không tác dụng với NaOH nên chúng chỉ có thể là ancol hoặc ete, không thể là phenol.
    \((1){C_6}{H_5} - C{H_2} - C{H_2}OH;\)
    08.png
    \(\eqalign{ & \left( 3 \right)p - C{H_3}{C_6}{H_4}C{H_2}OH;\cr&\left( 4 \right)o - C{H_3}{C_6}{H_4}C{H_2}OH;\cr&\left( 5 \right)m - C{H_3}{C_6}{H_4}C{H_2}OH; \cr & \left( 6 \right){C_6}{H_5} - O - C{H_2} - C{H_3};\cr&\left( 7 \right){C_6}{H_5}C{H_2}OC{H_3}; \cr & \left( 8 \right)m - C{H_3}{C_6}{H_4}OC{H_3};\cr&\left( 9 \right)o - C{H_3}{C_6}{H_4}OC{H_3};\cr&\left( {10} \right)p - C{H_3}{C_6}{H_4}OC{H_3} \cr} \)
    Các đồng phân (1) và (2) thoả mãn điều kiện đề ra:

    09.png