Sách bài tập Hoá 12 nâng cao - Chương V - Bài 21. Luyện tập: Tính chất của kim loại

  1. Tác giả: LTTK CTV
    Đánh giá: ✪ ✪ ✪ ✪ ✪

    Câu 5.27 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Cho 4,875 g một kim loại M hoá trị II tác dụng hết với dug dịch \(HN{O_3}\) loãng thu được 1,12 lít khí NO duy nhất (đktc). Kim loại M là
    A. Zn.
    B. Mg.
    C. Ni.
    D. Cu.
    Đáp án A

    Câu 5.28 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Nhúng thanh kim loại M hoá trị II vào 1120 ml dung dịch \(CuS{O_4}\) 0,2M. Sau khi phản ứng kết thúc, khối lượng thanh kim loại tăng 1,344 g và nồng độ \(CuS{O_4}\) còn lại 0,05M. Cho rằng Cu kim loại giải phóng ra bám hết vào thanh kim loại. Kim loại M là
    A. Mg
    B. Al.
    C. Fe.
    D. Zn.
    Đáp án C

    Câu 5.29 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Nhúng một thanh Mg vào 200 ml dung dịch \(Fe{(N{O_3})_3}\)1M, sau một thời gian lấy thanh kim loại ra cân thấy khối lượng tăng 0,8 g. Số gam Mg đã tan vào dung dịch là
    A. 1,4 g.
    B. 4,8 g.
    C. 8,4 g.
    D. 4,1 g.
    Đáp án B

    Câu 5.30 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Để khử hoàn toàn 45 g hỗn hợp gồm CuO, FeO, \(F{e_3}{O_4}\), \(F{e_2}{O_3}\), Fe và MgO cần dùng vừa đủ 8,4 lít CO (đktc). Khối lượng chất rắn thu được sau phản ứng là
    A. 39 g.
    B. 38 g.
    C. 24 g.
    D. 42 g.
    Đáp án A

    Câu 5.31 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Đốt cháy hết 3,6 g một kim loại hoá trị II trong khí \(C{l_2}\) thu được 14,25 g muối khan của kim loại đó. Kim loại mang đốt là
    A. Zn.
    B. Cu.
    C. Mg.
    D. Ni.
    Đáp án C

    Câu 5.32 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hoá Nâng cao.
    Có hỗn hợp bột kim loại Fe, Ag, Cu. Dùng những phản ứng hoá học nào có thể chứng minh được trong hỗn hợp có mặt những kim loại trên?
    Đáp án
    - Ngâm hỗn hợp bột kim loại trong dung dịch HCl hoặc dung dịch \({H_2}S{O_4}\) loãng nhận thấy một phần hỗn hợp bị hoà tan, đồng thời có bọt khí \({H_2}\) thoát ra, chứng tỏ hỗn hợp có Fe.
    - Cho chất rắn không tan trong dung dich HCl (Ag, Cu) tác dụng với dung dịch \(HN{O_3}\) đặc, nóng.
    \(Ag + 2HN{O_3} \to AgN{O_3} + N{O_2} + {H_2}O\) (1)
    \(Cu + 3HN{O_3} \to Cu{(N{O_3})_2} + 2N{O_2} + 2{H_2}O\) (2)
    Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được sau các phản ứng (1) và (2), thấy có kết tủa AgCl chứng tỏ có Ag. Lọc bỏ kết tủa, nước lọc cho tác dụng với dung dịch NaOH, thấy có kết tủa \(Cu{(OH)_2}\) chứng tỏ có Cu.

    Câu 5.33 trang 39 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 8,3 g hỗn hợp bột các kim loại Fe và Al tác dụng hết với dung dịch HCl thu được 8,4 lít \({H_2}\) đo ở 136,5oC và 760 mm Hg.
    a) Tính thành phần phần trăm các kim loại trong hỗn hợp ban đầu theo số mol và theo khối lượng.
    b) Tính tổng số mol electron mà kim loại đã nhường.
    Đáp án
    \(a){n_{{H_2}}} = {{8,4.1} \over {0,082.409,5}} = 0,25(mol)\)
    \(2Al + 6HCl \to 2AlC{l_3} + 3{H_2} \uparrow \) (1)
    \(Fe + 2HCl \to FeC{l_2} + {H_2} \uparrow \) (2)
    Gọi số mol Al và Fe có trong hỗn hợp là x và y. Ta có hệ phương trình:
    \(\left\{ \matrix{ 27x = 56y = 8,3 \hfill \cr \hfill \cr 1,5x + y = 0,25 \hfill \cr} \right.\)\( \Rightarrow \)\(\left\{ \matrix{ x = 0,1 \hfill \cr \hfill \cr y = 0,1 \hfill \cr} \right.\)
    Thành phần % theo số mol : 50% Al, 50% Fe.
    Thành phần % theo khối lượng : 67,47% Fe, 32,53% Al
    b) Tổng số mol electron mà kim loại đã nhường là 0,5 mol.

    Câu 5.34 trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Một bình kín dung tích 5 lít chứa oxi dưới áp suất 1,4 atm ở 27oC. Người ta đốt cháy hoàn toàn 12 g một kim loại hoá trị II ở bình đó. Sau phản ứng nhiệt độ trong bình là 136,5oC, áp suất là 0,903 atm, thể tích bình không đổi, thể tích chất rắn không đáng kể. Xác định kim loại mang đốt.
    Đáp án
    Gọi \({V_0}\) là thể tích ở đktc của lượng oxi trong bình trước phản ứng, \(V_0'\) là thể tích ở đktc của lượng oxi trong bình sau phản ứng. Ta có:
    \({{1.{V_0}} \over {273}} = {{1,4.5} \over {273 + 27}} \Rightarrow {V_0} = 6,37\) lít.
    \({{1.V_0'} \over {273}} = {{0,903.5} \over {273 + 136,5}} \Rightarrow V_0' = 3,01\) lít.
    Thể tích ở đktc của lượng oxi đã phản ứng:
    \({V_0} - V_0' = 6,37 - 3,01 = 3,36\)(lít)
    \(2M + {O_2} \to 2MO\) (1)
    Theo (1) , n kim loại = \(2{n_{{O_2}}} = 2.{{3,36} \over {22,4}} = 0,3\)(mol)
    Khối lượng mol của kim loại M là \({{12} \over {0,3}} = 40\left( {g/mol} \right) \)
    \(\Rightarrow \) Kim loại là Ca.

    Câu 5.35 trang 40 Sách bài tập (SBT) Hóa Nâng cao.
    Cho 12,8 g kim loại A hoá trị II phản ứng hoàn toàn với khí \(C{l_2}\) thu được muối B. Hoà tan B vào nước để được 400 ml dung dịch C. Cho C phản ứng với thanh sắt nặng 11,2 g, sau một thời gian thấy kim loại A bám vào thanh sắt và khối lượng thanh sắt này tăng 0,8 g, nồng độ \(FeC{l_2}\) trong dung dịch là 0,25M.
    a) Xác định kim loại A.
    b) Tính nồng độ mol của muối B trong dung dịch C.
    Đáp án
    a)
    \(A + C{l_2} \to AC{l_2}\) (1)
    \(AC{l_2} + Fe \to FeC{l_2} + A\) (2)
    Theo (2) ta có : \({n_A} = {n_{Fe}}\)( phản ứng) \( = {n_{FeC{l_2}}} = 0,25.0,4 = 0,1\left( {mol} \right)\)
    Khối lượng sắt đã tham gia phản ứng là \({m_{Fe}} = 5,6g.\)
    Khối lượng thanh sắt tăng 0,8 g nghĩa là \({m_A} - {m_{Fe}} = 0,8g\)
    Vậy \({m_A} = 0,8 + 5,6 = 6,4\left( g \right)\)
    \({M_A} = {{6,4} \over {0,1}} = 64\left( {g/mol} \right) \Rightarrow \)Kim loại là Cu.
    b)
    \(\eqalign{ & {n_{Cu}} = {n_{CuC{l_2}}} = {{12,8} \over {64}} = 0,2\left( {mol} \right) \cr & {C_M}\left( {CuC{l_2}} \right) = 0,5M \cr} \)